Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Có Đủ Vaccine Để Phòng Virus Cúm A H5N6

Có Đủ Vaccine Để Phòng Virus Cúm A H5N6
Ngày đăng: 28/08/2014

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Việt Nam có đủ vaccine phòng chủng cúm A H5N6 nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Tuy nhiên, đây chỉ là loại vaccine dùng tiêm cho gia cầm.

Bên lề Hội nghị triển khai công tác chăn nuôi và thú y toàn quốc diễn ra sáng 26-8 tại Hà Nội, ông Thành cho hay, các triệu chứng lâm sàng của cúm A H5N6 tương đối giống với cúm A H5N1 và chỉ có cách xét nghiệm mới có kết luận chính xác chủng virus gây bệnh. Hiện nay tại Việt Nam, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương có đủ năng lực để xét nghiệm virus cúm A H5N6.

Ông Thành cho biết thêm, theo thông tin ban đầu, vaccine cúm gia cầm H5N1 chủng Re-5 và vaccine cúm gia cầm Navet do Công ty Thuốc thú y Trung ương (Navetco) sản xuất có tác động bảo hộ tốt với virus cúm A H5N6. Do đó, nếu dịch bệnh xảy ra thì Việt Nam có thể chủ động nguồn vaccine để chống dịch.

"Tuy nhiên, chúng ta không nên quá chủ quan và việc cần làm hiện nay là tích cực nghiên cứu vaccine cúm gia cầm đảm bảo chất lượng và hiệu lực để chủ động tiêm phòng", ông Thành cho hay.

Vừa qua, Cục Thú y đã phát hiện virus cúm A H5N6 trên một đàn gà ở huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn), đàn vịt 1.900 con tại huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) và đàn chim trĩ đỏ 558 con tại huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai). Chủng virus này giống đến 99% so với chủng virus cúm gia cầm gây chết người ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc).

Theo Cục Thú y, kết quả điều tra ổ dịch cho thấy, ổ dịch ở tỉnh Lạng Sơn cách biên giới khoảng 5km, có khả năng liên quan đến gia cầm nhập lậu. Còn ổ dịch tại tỉnh Hà Tĩnh là do đàn vịt chăn thả cùng đàn chim hoang (vịt trời).

Tuy nhiên, ông Thành cho hay, ổ dịch tại Lào Cai khó xác định được nguyên nhân do đàn chim trĩ được nuôi nhốt tại gia đình trên 2 năm và đàn gia cầm xung quanh đều âm tính với cúm gia cầm.

Ông Thành cho biết thêm, ngay sau khi phát hiện điểm dịch cúm A H5N6, theo chỉ đạo của Cục Thú y, các tỉnh đã lấy mẫu gia cầm ở khu vực xung quanh để xét nghiệm, trong đó tỉnh Lạng Sơn lấy 7 mẫu, tỉnh Lào Cai lấy 12 mẫu, tỉnh Hà Tĩnh lấy 85 mẫu. Kết quả phân tích cho thấy các mẫu đều âm tính với H5N6.

Mặc dù tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm tại các địa phương trên vẫn ổn định, nhưng chủng virus này có thể lây vào Việt Nam theo đường vận chuyển gia cầm nhập lậu hoặc qua chim hoang dã, nên nguy cơ tiếp tục phát sinh các ổ dịch và lây nhiễm cho người là rất cao.


Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ổn định, bệnh trên tôm đã giảm Thời tiết ổn định, bệnh trên tôm đã giảm

Từ đầu năm 2015 đến nay, do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bệnh trên tôm thường xuyên xảy ra, mầm bệnh trong tự nhiên khá cao, trên 40% số mẫu nên thả nuôi tôm rất chậm. Đến nay, tổng diện tích thả giống chỉ được 4.000ha, trong đó tôm sú 458ha, tôm thẻ chân trắng 3.532ha, chỉ đạt 61% kế hoạch năm. Diện tích bị thiệt hại lên đến 834ha, chiếm 21% tổng diện tích thả nuôi.

26/06/2015
Mùa tôm thất bát Mùa tôm thất bát

Những ngày này là thời điểm chuẩn bị kết thúc mùa tôm năm 2015 ở Phú Lộc (Thừa Thiên Huế). So với mọi năm, khi hỏi đến mùa tôm này các chủ nuôi đều lắc đầu vì thua lỗ.

26/06/2015
Đà Nẵng có HTX dịch vụ hậu cần nghề cá đầu tiên Đà Nẵng có HTX dịch vụ hậu cần nghề cá đầu tiên

Hợp tác xã (HTX) dịch vụ hậu cần nghề cá ra đời với mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động đánh bắt xa bờ của ngư dân, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế biển.

26/06/2015
Giá tôm tăng trên thị trường Nhật Bản Giá tôm tăng trên thị trường Nhật Bản

Tháng 1/2015, giá tôm trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn từ 11 USD/kg lên 12 USD/kg. Trong 2 năm 2013 - 2014, NK tôm vào Nhật Bản lần lượt đạt 2,9 và 2,7 tỷ USD, giảm so với các năm trước đó. Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa cải thiện nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm.

26/06/2015
Nhiều bất cập trong phương thức quản lý xuất khẩu cá tra Nhiều bất cập trong phương thức quản lý xuất khẩu cá tra

Bên cạnh những mặt tích cực mà Nghị định số 36/2014/NĐ- CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đem lại, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng vẫn còn một số bất cập liên quan đến phương thức quản lý và giá thành xuất khẩu.

26/06/2015