Cơ chế quản lý cộng đồng giúp nuôi tôm bền vững

Kéo theo đó là lượng nước thải từ các hồ nuôi ra môi trường cũng ngày càng lớn, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, nguy cơ lây lan khi có dịch bệnh.
Thực tế trong vụ tôm xuân hè năm 2015, dịch bệnh trên tôm nuôi đã gây thiệt hại nặng nề ở Móng Cái với diện tích bị nhiễm dịch bệnh lên tới 486ha của gần 490 hộ nuôi tại 100% các xã, phường nuôi tôm trên địa bàn thành phố.
Ngoài các nguyên nhân khách quan về thời tiết nắng nóng kéo dài, độ mặn nước tăng cao thì những nguyên nhân chủ quan về bất cập quy hoạch vùng nuôi, đặc biệt là người dân giấu dịch, tự xả nước chưa qua xử lý ra môi trường cũng là tác nhân gây lây lan dịch…
Là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng do dịch tôm, ông Bùi Văn Nhơn, Chủ tịch UBND xã Vạn Ninh cho biết: “Trên địa bàn xã Vạn Ninh hiện đã hình thành 4 vùng nuôi tôm ở thôn Cầu Voi, thôn Bắc - thôn Trung, thôn Đông và thôn Nam.
Tuy nhiên, hiện tại vùng quy hoạch các khu nuôi nhìn chung chưa phù hợp, chưa có các công trình phụ trợ như hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống ao lắng và xử lý trước khi đưa nước ra môi trường.
Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các hộ nuôi trong khu vực vẫn chưa chặt chẽ, đặc biệt là ý thức trách nhiệm chung trong xử lý dịch bệnh còn hạn chế, dẫn đến dịch tôm lây lan nhanh trên địa bàn.
Do đó từ đợt tháng 5-2015, khi dịch bệnh xảy ra, chính quyền địa phương phải lập đoàn kiểm tra thường xuyên đi kiểm tra, giám sát vùng ao nuôi và tuyên truyền, khuyến cáo bà con xử lý dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho vụ nuôi sau”.
Do đó, sau dịch tôm, một trong những bài học được đặt ra đó là cần tăng cường cơ chế quản lý cộng đồng để hướng tới sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm ở Móng Cái.
Cơ chế này được thiết lập trên cơ sở hình thành các tổ, nhóm hoặc hợp tác xã sản xuất tại từng khu vực nuôi.
Các hộ trong tổ nhóm sản xuất sẽ thống nhất về quy trình kỹ thuật nuôi từ việc mua giống tại một cơ sở, thả cùng một thời điểm, thống nhất việc cấp, thoát nước ao nuôi, chia sẻ kinh nghiệm...
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Ngọc Liêm, Chủ tịch Hội Nghề cá TP Móng Cái, cho biết thêm: “Cơ chế quản lý cộng đồng được triển khai thực hiện tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nói riêng.
Trên cơ sở hoạt động của Hội Nghề cá, hiện nay, chúng tôi cũng đã hình thành được gần 20 chi, tổ nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là nuôi tôm) bao gồm các hộ có ao đầm liền kề trong một khu vực nuôi.
Nếu như trước đây, việc nuôi tôm mạnh ai nấy làm thì nay, đặc biệt là sau dịch tôm, các hộ nuôi đã sát cánh với nhau hơn, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm từ việc lấy con giống, thức ăn, chế phẩm, xử lý dịch bệnh, cùng tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật”.
Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy cơ chế quản lý cộng đồng đang dần hình thành rõ nét hơn ở vùng nuôi tôm Móng Cái, góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung và vùng nuôi theo quy trình, tiêu chuẩn VietGAP.
Tuy nhiên cũng theo ông Liêm, thành phố cần sớm xây dựng quy hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản theo hướng hiện đại.
Trong đó, riêng khu vực nuôi tôm công nghiệp cần đảm bảo có khu vực tuần hoàn nước vào, nước ra và có vùng đệm chứa nước thải để xử lý trước khi thải ra môi trường.
Qua đó không chỉ giúp môi trường vùng nuôi được đảm bảo, mà còn giúp việc kiểm soát dịch bệnh nếu dịch xảy ra được nhanh chóng, khoa học, giảm thiểu rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Với quy trình trồng rau hữu cơ, mỗi ký rau mang tên Oganik có giá bán cao gấp gần chục lần rau thường. Không chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao và khách “Vip”, sản phẩm rau hữu cơ “siêu sạch” còn XK đi châu Âu…

Vào mùa đông, tôm thẻ chân trắng rất khó nuôi, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc. Chúng tôi xin giới thiệu tới bà con “Biện pháp kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thương phẩm trong nhà bạt vụ đông xuân”.

Chi cục Thú Y tỉnh Phú Yên vừa thông báo kết quả xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương, Cục Thú y về kết quả quả xét nghiệm tìm nguyên nhân bệnh trên tôm hùm nuôi ở xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).

Theo dự báo của Cơ quan Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, đến cuối tháng 11, nước lũ trên sông ở Tân Châu và Châu Đốc vẫn duy trì quanh mức báo động 1. Chính vì vậy, mà nhiều diện tích ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên (ĐTM, TGLX) vẫn còn ngập sâu trong nước, gây khó khăn cho việc xuống giống vụ lúa ĐX 2011-2012

Thời gian qua, trạm Khuyến nông huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã triển khai áp dụng mô hình sử dụng phân Pomior trên cây chè tại xã Hương Xạ. Sau một thời gian thử nghiệm, kết quả cho thấy loại phân này phù hợp với cây chè trên đất núi trung du và mang lại hiệu quả cao