Cơ Bản Khống Chế Dịch Heo Tai Xanh Ở Miền Trung

Tính đến chiều 11-3, dịch heo tai xanh tại 6 huyện thị trên địa bàn Quảng Trị có dấu hiệu chững lại. Hơn một nửa trong số 1.300 heo tai xanh đã được cán bộ thú y điều trị cách ly, số còn lại phải tiêu hủy.
Ông Nguyễn Văn Bài, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương vẫn huy động lực lượng công an và bộ đội cùng thú y cơ sở túc trực 24/24 giờ tại các chốt chặn, nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ các sản phẩm từ heo trong vùng dịch. Hơn 70.000 liều vaccine và hàng ngàn lít hóa chất tiêu độc, khử trùng đã phát huy tác dụng tại vùng có dịch và nguy cơ lây lan dịch bệnh heo tai xanh.
Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, dịch heo tai xanh cơ bản được khống chế. Toàn tỉnh hiện không còn heo tai xanh; qua 6 ngày không phát sinh thêm ca bệnh mới. Các địa phương thuộc vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp đã kết thúc tiêm phòng vaccine heo tai xanh bao vây chống dịch và đã thực hiện các biện pháp khác phòng, chống dịch heo tai xanh theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Người dân các vùng ven biển ở TX Sông Cầu (Phú Yên) đã thả ươm 7.500 lồng tôm hùm giống, tính từ đầu năm đến nay, tăng 3,4 lần so cùng kỳ năm trước. Số lượng ươm nuôi tôm hùm giống tập trung nhiều ở các xã Xuân Thịnh, Xuân Phương, phường Xuân Yên và Xuân Thành.

Những năm trở lại đây, nuôi cá lồng trên sông Đại Giang mang lại thu nhập khá cho rất nhiều hộ dân ở thôn Hòa Phong (xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Trên các kinh rạch thuộc quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ và huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hiện có nhiều ghe xuồng thả dọc theo các dòng sông, dòng kinh để cào bắt hến. Riêng ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, số người sống bằng nghề cào hến đông nhất là ở ấp Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hanh, với hàng trăm hộ gia đình.

Cái gì cũng rớt giá, đầu ra sản phẩm ở đâu? Hết rau, tôm cá, lúa gạo, trái cây, bây giờ tiếp nối là củ quả. Củ quả giá bèo lại được bày bán khắp Sài Gòn.

Ở Hà Nội, cây chè tập trung nhiều ở các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Chương Mỹ… Tại những vùng này, cây chè được xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội xóa đói, giảm nghèo.