Có 204 Doanh Nghiệp Thủy Sản Được Xuất Sang Argentina

Trong bối cảnh, thị trường xuất khẩu cá tra sang Mỹ, châu Âu đang giảm thì thông tin có 204 doanh nghiệp thủy sản được phép xuất khẩu vào Argentina đã được các doanh nghiệp đón nhận là một tín hiệu vui.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan Chất lượng và Vệ sinh nông sản quốc gia Argentina (SENASA) đã hoàn tất việc ký Bản ghi nhớ giữa hai cơ quan về việc xuất khẩu nông, thủy sản sang nước đối tác.
Theo đó, Việt Nam có 204 cơ sở chế biến thủy sản được phép xuất khẩu sang Argentina. Số doanh nghiệp này còn có thể tăng lên vì SENASA sẽ sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. Về phần doanh nghiệp, để có thể xuất khẩu thủy sản sang Argentina, bắt buộc doanh nghiệp phải kèm theo chứng thư do NAFIQAD cấp theo từng lô hàng.
Theo Vasep, trong bối cảnh một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn tại thị trường Mỹ, châu Âu thì việc có thêm thị trường mới sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản duy trì và mở rộng hoạt động.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Argentina chưa đến 64,5 triệu đô la Mỹ, gồm những mặt hàng cao su, hàng dệt may, giày dép các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày và gốm sứ. Còn kim ngạch nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm từ quốc gia Nam Mỹ này là hơn 399 triệu đô la Mỹ, trong đó, nhiều nhất là thức ăn gia súc và nguyên liệu, bắp, đậu tương.
Tại thị trường Nam Mỹ, thủy sản Việt Nam mới xâm nhập được Brazil, trong đó, một trong những mặt hàng xuất chính qua thị trường này là cá tra. Trong năm tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu thủy sản sang Brasil đạt hơn 52 triệu đô la Mỹ, xếp sau mặt hàng điện thoại và linh kiện điện thoại.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay thời tiết thuận lợi, bà con nông dân chịu đầu tư chăm sóc nên vụ cà phê được mùa hơn so với các năm trước. Từ niềm vui được mùa, được giá, nhiều nông dân đã tính chuyện mở rộng diện tích trồng cà phê.

Hiện sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nhiều hộ nông dân ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn đầu tư thu mua nguyên liệu rơm để làm nấm an toàn. Nghề này đang đem lại cho bà con thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

Đời sống kinh tế - xã hội của xã Hoành Mô (Bình Liêu, Quảng Ninh) trong những năm gần đây đã có những thay đổi đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm (năm 2011 là 25,28%, đầu năm 2012 là 22,18%, phấn đấu năm 2013 còn khoảng 18%). Mặc dù hiện tại, gần 80% số hộ gia đình ở Hoành Mô có mức sống từ trung bình trở lên nhưng công tác giảm nghèo vẫn luôn được xã chú trọng, coi là một nhiệm vụ trọng tâm. Xã đã đưa nhiều mô hình giảm nghèo, phát triển kinh tế hiệu quả vào sản xuất. Trong đó mô hình nuôi gà Tiên Yên của ông Phan Ngọc Sinh, thôn Đông Thành, xã Hoành Mô (huyện Bình Liêu) là một ví dụ điển hình.

Nhiều nông dân ở xã Trí Phải (H.Thới Bình, Cà Mau) có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ tận dụng bờ bao vuông tôm để trồng mía.

Trong những ngày đầu tháng 10/2012, Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai mô hình thực nghiệm nuôi gà bằng chế phẩm thiên nhiên cho 2 hộ dân thuộc xã Hòa Thành. Số gà được nuôi theo mô hình này là 1.500 con gà Lương Phượng.