Có 2.100 Ha Nhãn Bị Bệnh Chổi Rồng Đã Phục Hồi

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch, đến nay có khoảng 2.100/2.700 ha nhãn tiêu da bò bị bệnh “chổi rồng” đã phục hồi và phát triển trở lại sau khi được cắt tỉa và phun thuốc (trong đó có 600ha cho trái).
Trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp huyện đặc biệt chú ý đến công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành chức năng và nông dân về mối nguy hại của bệnh “chổi rồng” trên cây nhãn để mọi người hiểu, biết cách phòng, chống bệnh và cùng nhau tham gia thực hiện.
Khuyến cáo nông dân thực hiện đúng cách chăm sóc, quản lý dinh dưỡng hợp lý, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt, tăng cường sức chống chịu, từ đó hạn chế sự phát triển, lây lan và tái nhiễm của bệnh, bảo vệ năng suất, sản lượng nhãn...
Song song đó, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh Tiền Giang, huyện đã thực hiện nhiều đợt dập dịch “chổi rồng” và hỗ trợ cho các nông dân ở 17 xã có nhãn bị thiệt hại do bệnh “chổi rồng”, với tổng kinh phí 19 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Xác định vai trò đồng hành với nông dân trên lĩnh vực nông nghiệp, thời gian qua Agribank Quảng Nam đã trở thành ngân hàng tiên phong trong việc triển khai, thực hiện cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

UBND TP.Hội An vừa phê duyệt phương án cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại khu vực cánh đồng Chùa (thôn Bãi Làng, xã Tân Hiệp) với tổng giá trị đầu tư là 421 triệu đồng.

Hạ tầng nghề cá còn nhiều hạn chế đang là nỗi lo của ngư dân lẫn chính quyền các địa phương ven biển. Quảng Nam đã kiến nghị Trung ương sớm triển khai các dự án phát triển hạ tầng, trong đó việc xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu cần là rất bức thiết…

Hiện nay, trên địa bàn các xã Đắc Tôi, La Dêê, Đắc Pre, Chà Vàl và xã Zuôih (Nam Giang) xảy ra dịch lở mồm long móng ở đàn gia súc với 126 con mắc bệnh

Phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân và quê hương; Gìn giữ tiếng nói, nét đẹp văn hóa nhưng kiên quyết xóa bỏ những hủ tục lạc hậu của dân tộc mình... Mỗi người mỗi việc nhưng họ thực sự góp phần làm đẹp hơn cho bản làng mình.