Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện Ra Nước Ngoài Học Nghề Của Nông Dân

Chuyện Ra Nước Ngoài Học Nghề Của Nông Dân
Ngày đăng: 13/11/2014

Tần suất lao động cao, nhưng năng suất và hiệu quả đạt thấp. Đó là căn bệnh trầm kha mà lâu nay nông dân (ND) trong tỉnh chưa thoát được vì nhiều lý do. Trong đó có việc họ còn thụ động trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ nông sản làm ra…

Hội Nông dân  tỉnh vừa trình UBND tỉnh xem xét dự thảo Đề án tổ chức đưa ND đi tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất ở nước ngoài (Đề án). Theo đó, mỗi năm Hội tổ chức đưa 125 – 150 ND, cán bộ quản lý, cán bộ hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, chủ trang trại…đi tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất trên các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, khuyến nông, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, trồng rừng gỗ lớn, liên kết hay ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất… tại các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 8,2 tỷ đồng, phần lớn do ngân sách nhà nước hỗ trợ.

“Thấy nông dân nước ngoài “làm ít lãi nhiều” mà thèm”

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

Thế nên, bên họ nông dân có xe hơi đi…thăm ruộng; chứ đâu như mình suốt ngày cặm cụi cày cuốc, nhổ cỏ, bón phân mà vẫn đi xe đạp, xe máy cà tàng”, lão nông Huỳnh Văn Khanh ngụ thôn Nghĩa Lập, xã Đức Hiệp (Mộ Đức) nói liên hồi cứ như vừa trở về từ Hàn Quốc. Nhưng hóa ra, đó là những thông tin mà lão nông này tìm được trên mạng internet mỗi khi ông truy cập tìm giống hay mô hình mới.  

Còn với lão nông Nguyễn Hữu Sáu, người trồng rau ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng (TP. Quảng Ngãi) thì bảo rằng, lúc đầu nhìn thấy cái nhà lồng của Công ty Qnasafe, ông nghĩ nó chỉ có mỗi tác dụng là che nắng, chắn mưa cho rau nên dùng làm gì cho... tốn kém! “Đến khi tham gia trồng rau theo mô hình VietGap, nghe cán bộ kỹ thuật của đơn vị trên tiết lộ nhà lồng trồng rau này áp dụng theo công nghệ phun, giữ ẩm của Ít-sa-ren (tức nước Israel – PV) nên nó có giá trên trăm triệu đồng thì tôi ngẩn người vì không ngờ, nông dân nước này… chịu chơi quá! Nhưng nhờ vậy mà họ giàu vì rau được xuất khẩu, còn mình thì lẹt đẹt đủ ăn do phải bán từng lọn”, ông Sáu chia sẻ.

Chẳng riêng gì ông Khanh, ông Sáu mà nhiều hộ ND trong tỉnh cũng không giấu được sự ngưỡng mộ lẫn khát khao mỗi khi họ có dịp hàn huyên chuyện “rau nội, rau ngoại”. Nhưng “muốn được như họ, mình phải tận mắt thấy cách họ làm. Chứ ngồi đây xem trên báo, tivi, internet hay nghe kể lại thì cũng khó hình dung”, ông Khanh bộc bạch.

“Cần hỗ trợ nông dân xuất ngoại”

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hội ND tỉnh Võ Việt Chính. Bởi theo ông Chính, việc đưa ND xuất ngoại không chỉ giúp họ tiếp thu những kinh nghiệm và kiến thức hay để áp dụng vào sản xuất, mà còn góp phần hoàn thiện sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng để thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới. Với ý nghĩa ấy nên hiện giờ, Hội ND tỉnh tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án để ND có cơ hội xuất ngoại học tập.

Vấn đề này cũng được Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng- Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (ĐH Quốc gia Hà Nội) đề cập trong buổi truyền đạt kinh nghiệm cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh về Chuyên đề “Nông dân và tái cơ cấu ngành nông nghiệp Quảng Ngãi” mới đây. Theo GS - TS Nguyễn Lân Dũng, ND ra nước ngoài học tập là xu thế tất yếu.

Lý do, có ra nước ngoài tận mắt chứng kiến thì họ mới biết mình thua kém ở đâu, thiếu sót chỗ nào, đã chủ động trong việc tìm kiếm và liên kết sản xuất – tiêu thụ chưa?... Từ đó, họ sẽ thay đổi tư duy rồi mạnh dạn đầu tư sản xuất, năng động trong tìm kiếm và nắm bắt thị trường... Tất nhiên, muốn làm được điều này, ND cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước bằng những cơ chế, chính sách đặc thù. 

Còn với những ND đam mê học hỏi và khát khao làm giàu thì họ rất mong Nhà nước tạo điều kiện để “ra nước ngoài tận mắt xem người ta trồng rau kiểu gì mà khách hàng dám ăn ngay tại ruộng” như lời ông Khanh nói. Hẳn đây không chỉ là mong muốn của riêng nông dân.

Nguồn bài viết: http://baoquangngai.vn/channel/2025/201411/chuyen-ra-nuoc-ngoai-hoc-nghe-cua-nong-dan-2351358/


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Chiên Trong Lồng Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Chiên Trong Lồng

Với lợi thế có nhiều sông ngòi, diện tích hồ chứa khá lớn nên nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa ở Nghệ An đã và đang phát triển, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, thúc đẩy kinh tế các xã vùng lòng hồ, ven sông phát triển.

24/06/2014
Ngã Năm Xây Dựng Con Đường Lúa Thơm Ngã Năm Xây Dựng Con Đường Lúa Thơm

Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp dài hơn 119 km đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, song song với tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Điểm khởi đầu tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang và điểm cuối là thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau. Trong đó, đoạn qua thị xã Ngã Năm dài khoảng 18 km, dọc theo hai bên tuyến Quốc lộ này đang hình thành vùng lúa đặc sản ST và sẽ trở thành con đường lúa thơm đặc sắc của Sóc Trăng

27/11/2014
Giải Pháp Đối Với Dư Lượng Oxytetracyline Trong Tôm Giải Pháp Đối Với Dư Lượng Oxytetracyline Trong Tôm

Mặc dù xuất khẩu tôm năm 2014 được dự báo có thể vẫn giữ mục tiêu 3 tỷ USD, tuy nhiên vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh oxytetracyline (OTC) trong sản phẩm thủy sản XK sang thị trường Nhật Bản và thị trường EU đã và đang tạo thêm áp lực cho các DN chế biến XK thủy sản Việt Nam.

24/06/2014
Hội Thảo Về Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Lúa, Tôm Hội Thảo Về Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Lúa, Tôm

Cà Mau là một trong những tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa, tôm. Trong những năm qua, năng suất, sản lượng lúa, tôm đều tăng và đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế nông hộ. Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, tuy có những khó khăn nhất định do yếu tố thời tiết nhưng toàn tỉnh đã gieo cấy được khoảng 39.000 ha.

27/11/2014
Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản 11 Tháng Đạt Trên 28 Tỷ USD Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản 11 Tháng Đạt Trên 28 Tỷ USD

Bên cạnh đó, với những đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành, ngành thủy sản vẫn được xem là ngành xuất khẩu mũi nhọn với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Mười Một ước đạt 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.

27/11/2014