Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện ở một nhà vườn trồng hoa Tết

Chuyện ở một nhà vườn trồng hoa Tết
Ngày đăng: 18/09/2015

Anh Sang còn vinh dự được nhận Giải thưởng Lương Ðịnh Của vinh danh nhà nông trẻ xuất sắc năm 2013 của T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh. Những thành quả đó đều bắt nguồn từ vườn trồng hoa của anh.

Vườn hoa của anh Lê Văn Sang, ở thôn An Trinh, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ và các hoạt động hàng ngày.

Hiện tại anh Sang đang tất bật với mùa hoa Tết năm 2016. Vừa chọn cắt tỉa cây giống non để chuyển sang công đoạn ươm tiếp, anh Sang tâm sự: “Giữa tháng 4 Âm lịch tôi đã lên Đà Lạt mua 25.000 cây cúc giống về ươm trồng. Rồi ròng rã chăm sóc mấy tháng trời mới có được vườn cúc giống như thế này”.

Đến thời điểm đầu tháng 8 Âm lịch, anh Sang đã ương hàng trăm ngàn cây cúc giống. Năm nay, đến thời điểm này, anh đã xuất bán 100 ngàn cây cúc giống, thu về 22 triệu đồng.

Anh Sang giãi bày: “Mấy năm gần đây, giá cúc giống mua từ Đà Lạt cùng các loại vật tư trồng cúc đều ổn định nên giá cây giống vẫn giữ ở mức 220 ngàn đồng/1 ngàn cây. Điều tôi quan tâm nhất là làm sao chất lượng cây giống tốt nhất, người mua đem về trồng được dễ dàng, đảm bảo cúc phát triển đúng ngày, đúng lứa, cho hoa đẹp và nở đúng vào thời điểm Tết. Như vậy thì năm sau khách hàng sẽ tiếp tục lấy cúc giống của mình”.

Tết năm ngoái, anh Sang đã xuất bán 200 ngàn cây cúc giống, vẫn không đủ, phải đưa thêm về từ Đà Lạt xấp xỉ 20.000 cây nữa mới đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Theo dự tính, năm nay anh Sang sẽ xuất bán ít nhất 220 ngàn cây cúc giống.

Bên cạnh bán cúc giống, anh Sang cũng trồng 500 chậu cúc bán Tết. Vụ cúc Tết năm 2015, từ bán 400 chậu cúc (bình quân 200 ngàn đồng/chậu) và hơn 200 ngàn cúc giống, anh tổng thu hơn 130 triệu đồng, trừ chi phí, còn lãi 80 triệu đồng. Anh còn tự đúc chậu nên giảm được chi phí, tăng lợi nhuận. “Thiệt ra đó là tiền công của mình thôi, tóm lại thì ngày công vẫn cao hơn làm lúa, trồng ớt, trồng bắp…” - anh Sang tâm tình.

Những ngày này, đến khu vườn của anh Sang, như thấy mùa xuân đang đến gần. Ở đây công việc khá tất bật, người chọn cắt ngọn; người ươm trồng cây con; người nhổ xếp cây giống vào bao bì cho khách hàng đến lấy…Với anh Lê Văn Sang - nhà nông trẻ xuất sắc - đây là mùa bận rộn, bởi những công việc vào mùa hoa Tết luôn hối hả…với bao niềm hy vọng sẽ có những chậu hoa cúc vàng rực rỡ mùa xuân. 

 


Có thể bạn quan tâm

Việt Nam Có Thể Soán Ngôi Thái Lan Về Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Có Thể Soán Ngôi Thái Lan Về Xuất Khẩu Gạo

Thái Lan và Việt Nam hiện chiếm khoảng một nửa trong tổng số 35 triệu tấn gạo được buôn bán trên thế giới trong năm 2011, nhưng nhìn chung xuất khẩu gạo của hai nước này có phần giảm sút do Ấn Độ đang nắm giữ một thị phần ngày một ngày lớn trên thị trường gạo thế giới.

25/02/2012
Nghệ An: Vụ Cà Phê Thắng Lợi Kép Nghệ An: Vụ Cà Phê Thắng Lợi Kép

Dịp niên vụ cà phê 2011-2012 vừa kết thúc, chúng tôi tới thăm một số nông trường thuộc Cty TNHH MTV Cà phê Cao su Nghệ An. Vui, vì đi tới đâu cũng thấy nông trường viên hồ hởi, bởi đây là vụ cà phê được mùa, được giá nhất từ trước tới nay.

24/04/2012
Có Vốn, Có Thêm Trâu Bò Có Vốn, Có Thêm Trâu Bò

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Hòa Bình đang thực hiện Dự án Chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi. Từ nguồn vốn của quỹ, nhiều hộ dân đã gia tăng được đàn trâu, bò.

27/05/2012
Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Sản Xuất Giống Nấm Ở Ninh Bình Hiệu Quả Từ Dự Án Hỗ Trợ Sản Xuất Giống Nấm Ở Ninh Bình

Những năm qua, nghề trồng nấm ở tỉnh Ninh Bình phát triển khá mạnh, nhất là ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan. Nhờ trồng nấm nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu.

12/05/2012
Cứu Ngành Sản Xuất Cá Tra, Ba Sa Cứu Ngành Sản Xuất Cá Tra, Ba Sa

Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính cần hỗ trợ khoảng 10.000 tỷ đồng để thu mua hết cá tra nguyên liệu của nông dân, trong đó 5.000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu có nhà máy chế biến nhằm đảm bảo việc làm cho công nhân và cứu người nuôi cá.

17/05/2012