Chuyện nuôi nghêu ở Phú Hải

Sau đó, nhiều hộ chuyển sang nuôi nghêu. Con nghêu có vẻ phù hợp với vùng biển Phú Hải, nhiều người từ nuôi nghêu mà có tiền sửa sang nhà cửa, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt trong nhà.
Từ nuôi nghêu đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong xã.
Phong trào nuôi nghêu trên bãi triều cứ vậy phát triển dần ở xã Phú Hải, năm 2006 là năm có đông người nuôi nghêu nhất, tới 112 hộ nuôi trên diện tích 193,62ha bãi triều.
Nhà nhà nuôi nghêu, người ít vốn thì đầu tư giống giá rẻ, người thiếu kỹ thuật thì thả nhiều nghêu hơn trên cùng một diện tích.
Vậy là con nghêu chết hàng loạt do sống chật chội, giống xấu.
Nhiều người trắng tay dù cả năm vất vả, nhiều hộ vay ngân hàng với khoản nợ khó trả.
Đang vụ thu hoạch nghêu, nhưng các bãi nuôi ở Phú Hải vẫn vắng tanh kẻ bán, người mua.
Trước thực trạng này, xã Phú Hải đã có biện pháp quy hoạch bãi triều.
Có nhiều năm, cán bộ xã buộc các hộ nuôi nghêu nghỉ ngơi một vụ hoặc cả năm nhằm mục đích khôi phục lại bãi triều bị nhiễm độc từ nuôi nghêu.
Những năm sau hiện tượng nghêu vẫn chết rải rác.
Người nuôi nghêu cũng chỉ biết đoán già, đoán non nguyên nhân tại thế này, thế kia.
Nghề nuôi nghêu giống như “đánh bạc với trời”.
Nhiều hộ không trụ được đành phải bán hoặc cho thuê bãi nuôi cho các hộ khác có năng lực về tài chính, năng động về tiếp cận thị trường.
Cũng thời gian này Phòng NN&PTNT huyện cùng vào cuộc, tổ chức nhiều buổi tập huấn nuôi nghêu cho bà con.
Năm 2014 được coi là năm thắng lợi nhất của các hộ nuôi nghêu ở Phú Hải, sản lượng thu được gần 3.000 tấn, gấp 3 lần năm 2013, lại bán được giá, khoảng 21.000 đồng/kg.
Mùa thu hoạch, người bán người mua đều bận rộn, vui mừng, thương lái ra hẳn ngoài bãi thu gom hàng.
Nhiều hộ nuôi nghêu xây được nhà mới, sắm nhiều tiện nghi đắt tiền trong nhà, trả nợ ngân hàng.
Năm nay diện tích nuôi nghêu ở xã tăng lên 400ha, gấp đôi năm trước, sản lượng ước tính gần 6.000 tấn.
Nhưng thay vào niềm vui được mùa lại là một mùa nghêu buồn ở Phú Hải.
Đến nay đã cuối vụ thu hoạch, nhưng ngoài bãi triều vẫn vắng bóng kẻ bán, người mua.
Anh cán bộ xã đưa tôi thăm bãi triều bảo, còn khoảng 5.000 tấn nghêu dưới bãi chưa khai thác.
Qua khoảng bãi rộng gần trăm ha tôi mới gặp được vài người đang cào nghêu.
Bà Nguyễn Thị Hồng (thôn Nam) dừng tay cào nghêu tiếp chuyện chúng tôi, bảo: Giá nghêu năm nay chỉ được 9.000 đồng/kg.
Năm trước vào mùa thu hoạch, một hộ nuôi xuất được vài tấn nghêu/ngày.
Các thương lái thu mua nghêu để xuất sang Trung Quốc.
Năm nay nghêu chỉ bán được ở chợ các xã trong huyện, cả huyện tiêu thụ chỉ vài tấn nghêu/ngày.
Gia đình bà có nghề nuôi ngao, nghêu từ năm 1996.
Cả 4 con trai của bà hiện đều nuôi nghêu; mỗi người vay ngân hàng khoảng 200 triệu đồng, diện tích nuôi hơn 20ha.
Năm nay, gia đình bà và các con thả khoảng 30 tấn nghêu giống, dự tính sản lượng từ 400 - 500 tấn.
Vậy mà bây giờ đa phần số nghêu đó vẫn nằm dưới bãi triều vì không bán được.
Chỉ hơn một tháng nữa mà không bán đi được, nghêu sẽ há miệng chết, để lại khoản nợ vay khó có khả năng chi trả cho người nuôi.
Theo nhiều hộ nuôi nghêu xã Phú Hải, sở dĩ nghêu năm nay không bán được do người nuôi thả với mật độ quá dày, khiến con nghêu gầy, bé.
Cũng có những ý kiến khác là do giống nghêu năm nay khác lạ không như mọi năm, nghêu tự sinh sản khiến nghêu mẹ gầy, nhiều nghêu con, dẫn đến mật độ dày.
Thương lái chê nghêu gầy, vậy là con nghêu đành nằm chờ ngoài bãi hoặc chỉ bán nhỏ giọt giá rẻ trên địa bàn huyện.
Từ mấy năm nay, xã đã có dự định xây dựng sản phẩm OCOP “Nghêu Phú Hải”, nhưng với đầu ra không ổn định nên chưa được huyện chấp nhận.
Huyện đã cho đơn vị tư vấn, khảo sát để xây dựng sản phẩm OCOP “Nghêu hun khói”, nhưng 1kg nghêu tươi sau khi hun khói chỉ còn 0,02g nghêu thành phẩm, khiến giá thành đội lên rất cao, nên phía doanh nghiệp không làm.
Phòng NN&PTNT huyện cũng đã kết nối với một đơn vị doanh nghiệp ở huyện Vân Đồn, đơn vị này đã tính chuyện đầu tư máy hấp, máy bóc vỏ nghêu nhằm tạo ra sản phẩm ruốc nghêu.
Thế nhưng do việc đầu tư xưởng và máy móc cao, trong khi sản phẩm nghêu tươi thất thường, khiến nhà đầu tư đắn đo.
Điều nữa, Dự án khu công nghiệp Hải Hà tuy chưa đi vào hoạt động, nhưng mọi người đều lường trước nguồn nước khu vực nuôi nghêu sẽ không còn được như trước.
Xem ra việc nuôi nghêu ở Hải Hà đang đứng trước nhiều lựa chọn...
Có thể bạn quan tâm

Vì thế, lệnh áp thuế đối với cá tra nhập khẩu từ VN sẽ được tiếp tục áp dụng. Tháng 6.2014, ITC thông báo mở cuộc rà soát lần thứ 2; đến ngày 29.9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra quyết định liên quan đến đợt rà soát lần 2 và kết luận việc dỡ bỏ lệnh thuế có thể dẫn tới tiếp tục hoặc tái diễn phá giá.

Ngày 29/1/2012, Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức đón sản phẩm đầu tiên. Từ đó đến nay, nhà máy luôn duy trì sản xuất ổn định, an toàn, đạt công suất cao. Sản lượng Đạm Cà Mau hiện đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước, đưa Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) trở thành một trong những nhà sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu của Việt Nam.

Ưu tiên mọi nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển KT-XH vùng miền núi là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với đồng bằng. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bình quân mỗi năm tổng các nguồn đầu tư cho một huyện miền núi như Hướng Hóa là hơn 50 tỷ đồng, Đakrông khoảng 30 tỷ đồng.

Ngày 7-11, Trạm Khuyến nông huyện Định Hoá phối hợp Công ty cổ phần Syngenta, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai NK7328 với quy mô 0,28ha tại xóm Bản Lanh, xã Kim Phượng.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo chuyển biến bước đầu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2014, huyện Thọ Xuân đã thực hiện rà soát và cho chuyển đổi 1.967 ha đất trồng lúa ở vùng khó tưới và đất mía vùng bãi kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu có giá trị; trong đó, đất lúa ở vùng khó tưới được chuyển đổi là 938 ha, còn diện tích đất mía vùng bãi là 1.029 ha.