Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội)

Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội)
Ngày đăng: 10/04/2015

Tiềm năng chưa được phát huy

Huyện Sóc Sơn có vùng đồi gò khá rộng lớn, rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gà đồi. Ông Nguyễn Hữu Bội, ở thôn Hoa Sơn, xã Nam Sơn đang nuôi 600 con gà đồi chia sẻ, mô hình này tận dụng được diện tích vườn đồi dưới tán cây ăn quả và nguồn rau, củ làm thức ăn nên chất lượng thịt rất thơm ngon.

Trong thời gian qua, gà đồi Sóc Sơn đã được biết đến như một loại thực phẩm đặc sản, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài TP ưa chuộng, với nhu cầu sử dụng ngày càng lớn.

Tuy nhiên, một trong những khó khăn đang tồn tại hiện nay là đầu ra của sản phẩm chưa ổn định, người nông dân vẫn phải tự tiêu thụ qua thương lái nên vẫn còn tình trạng bị ép giá. Hơn nữa, tại địa phương chưa có cơ sở giết mổ gà đồi đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho sản phẩm gà đồi Sóc Sơn chưa kết nối được với hệ thống siêu thị, khách sạn cao cấp.

Ông Phạm Quang Ngọc - Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn cũng nhận định, tiềm năng, lợi thế về chăn nuôi gà đồi của địa phương chưa được phát huy mạnh mẽ. Tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát đã khiến cho nhiều người dân luôn phải chịu cảnh "được mùa, rớt giá". Thêm vào đó, dù dịch bệnh hàng năm xảy ra trong phạm vi hẹp song cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm của địa phương.

Liên kết chặt chẽ

Từ năm 2013, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã bắt tay cùng UBND huyện Sóc Sơn xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn, được thực hiện tại xã Nam Sơn và Bắc Sơn. Tuy nhiên, phải tới đầu năm 2015, quy mô cũng như hoạt động của chuỗi mới thực sự được kỳ vọng với sự ra đời của Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn. Nhiều hộ chăn nuôi hy vọng, sự ra đời của tổ chức hội sẽ góp phần thắt chặt liên kết giữa các hộ sản xuất và mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay, Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn có 29 hội viên, quy mô chăn nuôi tối thiểu 500 con/hộ. Hội phấn đấu đến năm 2016, số hội viên tăng lên đạt con số 100. Ông Nguyễn Văn Đông - Chủ tịch Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn cho biết, Hội sẽ xây dựng tiêu chuẩn về vệ sinh thú y, môi trường chăn nuôi và bắt buộc hội viên phải chấp hành nhằm đáp ứng yêu cầu về ATTP.

Đồng thời, liên kết với các DN giết mổ, chế biến, tiêu thụ gia cầm để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hiện tại, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cũng đang phối hợp nhằm xúc tiến các hoạt động tiêu thụ sản phẩm gà đồi Sóc Sơn.

Theo ông Tạ Văn Tường – Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn có vai trò rất quan trọng đối với phát triển chuỗi chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Hội sẽ là đầu mối để liên kết và thực hiện nhiệm vụ quản lý chặt chẽ quy trình chăn nuôi, tư vấn, hướng dẫn phát triển hệ thống chăn nuôi, xây dựng thương hiệu nhằm cung cấp cho thị trường Thủ đô nguồn thực phẩm chất lượng và an toàn. Qua đó, từng bước khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, sản xuất lúc thừa lúc thiếu đang tồn tại hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Nhãn Ido Trồng Nhãn Ido "Né" Bệnh "Chổi Rồng"

Thời gian gần đây, bệnh “chổi rồng” đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, nhiều nhất là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm, hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Từ đây, một giải pháp trước mắt để phòng, chống bệnh “chổi rồng” đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng”.

21/11/2014
Vú Sữa Lò Rèn Cho Lợi Nhuận Cao Vú Sữa Lò Rèn Cho Lợi Nhuận Cao

Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.

21/11/2014
Việt Nam Không Bán Phá Giá Filet Cá Tra, Cá Ba Sa Vào Hoa Kỳ Việt Nam Không Bán Phá Giá Filet Cá Tra, Cá Ba Sa Vào Hoa Kỳ

“Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ. Việc Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

21/11/2014
Cây Sapô Giúp Hàng Ngàn Hộ Dân Thoát Nghèo Cây Sapô Giúp Hàng Ngàn Hộ Dân Thoát Nghèo

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây sapô lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay sapô đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây sapô. Tới đây, diện tích trồng sapô của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.

21/11/2014
Sản Lượng Lương Thực Năm 2014 Ước Đạt Gần 1,37 Triệu Tấn Sản Lượng Lương Thực Năm 2014 Ước Đạt Gần 1,37 Triệu Tấn

Báo cáo kết quả sản xuất lương thực trong năm, ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt gần 1,37 triệu tấn (đạt trên 103% kế hoạch đề ra). Trong đó, đối với cây lúa, diện tích gieo trồng cả năm trên 230.605 ha, năng suất bình quân 58,77 tạ/ha (tăng 1,53 tạ/ha so với năm 2013), sản lượng trên 1,35 triệu tấn; cây lương thực có hạt (chủ yếu là cây bắp) xuống giống trên 4.000 ha, sản lượng thu hoạch trên 14 nghìn tấn.

21/11/2014