Chuyện làm kinh tế tập thể ở Tam Nông

Toàn huyện hiện có 38 hợp tác xã (HTX); trong đó, có 32 HTX nông nghiệp, với tổng nguồn vốn điều lệ 67 tỷ đồng và 6 HTX phi nông nghiệp, với vốn điều lệ trên 8,3 tỷ đồng. Qua kiểm tra thực tế kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2014, tổng lợi nhuận của 29 HTX nông nghiệp trên 7,3 tỷ đồng và chia lãi cho thành viên gần 4,5 tỷ đồng… Nổi bật, HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Cường, xã Phú Cường đã có lợi nhuận phân phối cho các thành viên tăng hằng năm. Năm 2014, lợi nhuận phân phối tăng lên 1,19 tỷ đồng, mức chia lãi cho thành viên là 705 triệu đồng...
Bên cạnh đó, ở Tam Nông còn có Quỹ Tín dụng nhân dân An Long hoạt động trên địa bàn 5 xã An Long, An Hòa, Phú Ninh, Phú Thành A và B thu hút 1.935 thành viên tham gia. Ông Lê Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể huyện Tam Nông cho biết: “Năm qua, hoạt động của các HTX đã dần đi vào chiều sâu, ổn định. Xây dựng được nhiều cánh đồng liên kết ở 11 HTX nông nghiệp và 3 Tổ hợp tác, với tổng diện tích gần 12.000ha. Theo đánh giá, đã có 7 HTX xếp loại tốt, 17 HTX đạt khá, 8 HTX xếp loại trung bình và chỉ còn 2 HTX xếp loại yếu kém”.
Hơn 10 năm thực hiện kinh tế hợp tác và HTX tại huyện Tam Nông, mô hình kinh tế tập thể đã đạt được kết quả khả quan. Đặc biệt, các khâu làm dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức cánh đồng liên kết sản xuất lúa theo hướng hiện đại gắn hợp đồng cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp đã làm tăng giá trị lợi nhuận cho nông dân… Theo kế hoạch, thời gian tới, huyện Tam Nông sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đề án kinh tế tập thể của huyện; phấn đấu đến năm 2015, toàn huyện sẽ củng cố 12 HTX thực hiện đề án liên kết chuỗi giá trị. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi hoạt động của 25 HTXNN đủ điều kiện theo Luật HTX năm 2012.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội thảo về “Gói cam kết Bali của Tổ chức thương mại thế giới - cơ hội và thách thức đối với VN” được tổ chức ở TP.HCM ngày 30-7, ông Ngô Duy Hải - Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT - cho rằng gói cam kết này sẽ tiếp tục cải cách các thủ tục liên quan đến nông nghiệp, giúp VN cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm nông sản, bắt buộc các nước đang phát triển bỏ trợ cấp. VN cũng có động lực thúc đẩy để đa dạng hóa thị trường.

Thế nhưng đi giữa những hàng ao lớn nhỏ, ao này nối tiếp ao kia nghe tiếng cá quẫy đớp không khí giữa hàng ngàn bong bóng tròn đồng tâm lan rộng trên các mặt hồ thật vui tai.

Ông Trần Đình Vĩnh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chi cục vừa ký thỏa thuận với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 về chương trình chuyển giao phương pháp sản xuất giống nghêu nhân tạo tại huyện Cần Giờ, với tổng kinh phí khoảng 600 triệu đồng.

Ngày 30-7, tại hội thảo quốc gia về tiềm năng xuất khẩu do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương tổ chức, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã công bố nhiều mặt hàng triển vọng xuất khẩu của VN.

Học hỏi mô hình nuôi ba ba ở Hậu Giang và áp dụng ngay trên miếng vườn của mình, 3 năm nay, anh Phạm Tấn Hưng, ngụ ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) thành công với nghề nuôi ba ba, tăng thu nhập kinh tế gia đình đáng kể.