Chuyện làm kinh tế tập thể ở Tam Nông

Toàn huyện hiện có 38 hợp tác xã (HTX); trong đó, có 32 HTX nông nghiệp, với tổng nguồn vốn điều lệ 67 tỷ đồng và 6 HTX phi nông nghiệp, với vốn điều lệ trên 8,3 tỷ đồng. Qua kiểm tra thực tế kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2014, tổng lợi nhuận của 29 HTX nông nghiệp trên 7,3 tỷ đồng và chia lãi cho thành viên gần 4,5 tỷ đồng… Nổi bật, HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Cường, xã Phú Cường đã có lợi nhuận phân phối cho các thành viên tăng hằng năm. Năm 2014, lợi nhuận phân phối tăng lên 1,19 tỷ đồng, mức chia lãi cho thành viên là 705 triệu đồng...
Bên cạnh đó, ở Tam Nông còn có Quỹ Tín dụng nhân dân An Long hoạt động trên địa bàn 5 xã An Long, An Hòa, Phú Ninh, Phú Thành A và B thu hút 1.935 thành viên tham gia. Ông Lê Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể huyện Tam Nông cho biết: “Năm qua, hoạt động của các HTX đã dần đi vào chiều sâu, ổn định. Xây dựng được nhiều cánh đồng liên kết ở 11 HTX nông nghiệp và 3 Tổ hợp tác, với tổng diện tích gần 12.000ha. Theo đánh giá, đã có 7 HTX xếp loại tốt, 17 HTX đạt khá, 8 HTX xếp loại trung bình và chỉ còn 2 HTX xếp loại yếu kém”.
Hơn 10 năm thực hiện kinh tế hợp tác và HTX tại huyện Tam Nông, mô hình kinh tế tập thể đã đạt được kết quả khả quan. Đặc biệt, các khâu làm dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức cánh đồng liên kết sản xuất lúa theo hướng hiện đại gắn hợp đồng cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp đã làm tăng giá trị lợi nhuận cho nông dân… Theo kế hoạch, thời gian tới, huyện Tam Nông sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đề án kinh tế tập thể của huyện; phấn đấu đến năm 2015, toàn huyện sẽ củng cố 12 HTX thực hiện đề án liên kết chuỗi giá trị. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi hoạt động của 25 HTXNN đủ điều kiện theo Luật HTX năm 2012.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nghề nuôi tôm tại Quảng Ninh khá phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ ảnh hưởng ngày càng rộng. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm, theo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cơ chế quản lý cộng đồng được coi là một trong những giải pháp quan trọng.

Dư lượng kháng sinh trong NTTS gây nhiều thiệt hại đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường kiểm soát, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để.

Đó là kết luận của Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản III - cơ quan thực hiện đề tài “Nghiên cứu tìm hiểu một số tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng (KST), nấm và vi khuẩn trên cá giống và trứng cá hồi, cá tầm tại Lâm Đồng” vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu chính thức.

Hiện nay đang vào đầu mua mưa- thời điểm các loài cá bắt đầu sinh sản. Thế nhưng, trên sông Vàm Cỏ Đông, nhiều người dân vẫn khai thác thủy sản bằng nhiều hình thức khác nhau.

Năm 2015, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa thả nuôi tôm chân trắng trên 180 ha. Trong khi tôm nuôi trong ao đất không mấy khả quan do tôm bị dịch bệnh thậm chí chết hàng loạt thì các hộ nuôi tôm chân trắng theo công nghệ cao ở địa phương lại đang rất phấn khởi vì tôm được mùa được giá.