Chuyện Làm Ăn Rủi Ro Cao... Thường Lời Lớn

Những ngày này, giá tôm tăng cao. Tại các đìa tôm ở Tuy Phong (Bình Thuận), thương lái mua tôm loại trung bình 100 con/kg, là 160.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg so với trước. Loại tôm lớn hơn, khoảng 60 con/kg hay 70 con/kg, thường có giá cao nên tỷ lệ tăng giá cũng nhiều hơn, đã qua 200.000 đồng/kg. Những ngày này, giá thanh long cũng rất cao, vượt qua mức 20.000 đồng, nếu có ngày sụt xuống thì cũng từ 19.000 - 20.000 đồng/kg.
Hai mặt hàng đều đang đối mặt với những dịch bệnh có tên, mà nếu xảy ra thì chỉ có nước bỏ đi. Nhà vườn thanh long, hiện ai chẳng lo bệnh đốm trắng xuất hiện. Ban đầu chỉ trên dăm ba cây nhưng chỉ trong dăm ba ngày, lan ra cả nghìn cây trong vườn.
Lúc này chỉ có nước đốn hết vườn, trồng lại nếu còn chút vốn liếng. Người nuôi tôm thì lo hơn, bởi tôm bị chết hàng loạt, chết cả đìa do con tôm quá khó nuôi, lại còn bị nhiều bệnh tấn công với những cái tên nghe rất sợ như “Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính”.
Năm 2013, tôm nuôi Bình Thuận cũng có bị dịch bệnh nhưng chỉ trên khoảng 33 ha, chiếm 2,6% tổng diện tích thả nuôi, khiến 110 ha khác phải thu hoạch sớm.
Nhìn chung, người nuôi tôm năm nay trúng lớn do nhiều lý do như: tinh nhạy trong phát hiện, biết cách khống chế bệnh, quá quen với biến động rủi ro của nghề… Có thể nói, trong mỗi người nuôi tôm đều có lá “gan sắt” nên dù vụ này, vụ kia có dịch bệnh, diện tích nuôi vẫn không vì thế mà teo lại.
Hơn thế, còn góp phần làm cho nghề nuôi tôm giống toàn tỉnh, tập trung nhất tại Tuy Phong, phát triển nhanh, giữ vững thương hiệu và sản lượng post bán ra ngày càng nhiều. Đến lượt, người nuôi tôm giống cũng gắng khắc chế rủi ro của con post, mà nổi bật gần đây là chuyện Công ty TNHH Việt Úc đã liên kết với một viện nghiên cứu ở nước ngoài sản xuất tôm giống bố mẹ tại Bình Thuận, vì mục đích cuối là tăng sức đề kháng của con post để ra ao, tôm nuôi kháng bệnh tốt.
Trên cây thanh long, dù bệnh đốm trắng chưa tìm được cách đặc trị nhưng nhà vườn có cách chăm sóc cây đủ sức không bị bệnh tấn công. Mùa này có gió Đông Bắc, không ít vùng thanh long bị sương muối nên hơi vàng. Nhiều nhà vườn chấp nhận màu vàng vàng ấy, vì cho rằng, nếu tưới sạch sương muối để dây có màu xanh non tơ thì dễ bị đốm trắng tấn công.
Chỉ là kinh nghiệm nhà nông, nhưng ít nhất cũng là một khắc chế, để có thanh long bán vào thời điểm giá cao. Những tin mừng từ hai cây, con trên trong năm nay như thêm một chứng minh cho thực tế về những ngành nghề có rủi ro cao, nhưng nếu biết khắc chế thì thường mang lại nguồn lợi lớn.
Có thể bạn quan tâm

Tại cồn An Thạnh, xã Hòa Bình (Chợ Mới - An Giang), nông dân rất phấn khởi vì thu hoạch ấu trúng mùa, được giá.

Ngày 24/10, tại thành phố Cần Thơ, các doanh nghiệp Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã cùng thảo luận tìm hướng ra cho con cá tra.

Bởi tất cả những sản phẩm của ong đều có thể cho thu nhập như: mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, phấn hoa... Những sản phẩm này đều có giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh rất tốt nên trên thị trường hiện nay thường rất dễ bán và được giá. Trong khi đó, vốn đầu tư cho việc nuôi ong không lớn, chủ yếu là đầu tư vốn ban đầu để đóng thùng, mua đàn gốc mà thôi...

Những ngày qua, nước lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường nên mực nước lũ ở các địa phương phía nam lên cao. Trước tình hình này, người làm vườn, rẫy đang khẩn trương thực hiện các biện pháp đối phó với lũ.

Hiện nay trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) ngoài cây cam xoàn mang lại hiệu quả kinh tế thì cây thanh long ruột đỏ cũng được người dân đâu tư trồng và bước đầu cho lợi nhuận kinh tế ổn định.