Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân

Chuyển Khu Nuôi Tôm DN Bỏ Hoang Gần 10 Năm Cho Dân
Ngày đăng: 14/09/2013

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.

Hoành tráng và... chết yểu

Gữa năm 2002, xã nghèo Phú Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) trống giong, cờ mở chào đón “sự kiện kinh tế lớn”: Khởi công xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp đầu tiên ở Quảng Bình. Tổng mức đầu tư gần 20 tỷ đồng - con số rất lớn đối với tỉnh nghèo Quảng Bình lúc bây giờ.

Chủ đầu tư lấy từ truyền tích 99 đỉnh của núi Hồng Lĩnh để xây dựng 99 hồ tôm, những mong mang lại nguồn thu lớn.

Ai nấy hồi đó đều choáng ngợp trước một cơ sở hiện đại: con sông đào dài gần một km, hệ thống trạm bơm đồng bộ, 99 hồ tôm được xây kè, lát đá, bao quanh tường rào thép dài gần... 10km.

Vụ nuôi thứ nhất…thất bại, xem như “trả học phí”. Vụ thứ hai, thứ ba rồi thứ tư tiếp tục phá sản, lỗ trắng mắt. Lý do được chỉ ra rằng, tôm sú sinh trưởng kém trong những ao nuôi...bê tông hoàng tráng; dịch bệnh thường xuyên xảy ra; chất lượng tôm không đủ tiêu chuẩn phục vụ cho nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

Công ty phân bón Sông Gianh không hề có kinh nghiệm về nuôi tôm nhưng ảo tưởng lớn. Mặt khác, vùng đất nhiễm phèn và nguồn nước lấy từ sông Lý Hoà lên khó mang lại thành công cho việc nuôi tôm công nghiệp.

Càng cố, càng lỗ. Và từ đó khu nuôi tôm công nghiệp Phú Trạch bị bỏ hoang.

Nguồn vốn đầu tư khu nuôi tôm công nghiệp Phú Trạch là vốn vay ngân hàng. Thất bại đau làm từ đó đến nay, Công ty phân bón Sông Gianh phải trả lãi ngân hàng gần 12 tỷ đồng. Hiện, kiểm toán xác định trị giá tài sản còn hơn 10 tỷ đồng. Chủ đầu tư thông báo bán nhưng không có người mua nên đành phải định giá tài sản khi thực hiện cổ phần hóa. Công ty chuyển giao thế hệ lãnh đạo và đã cổ phần hóa xong nhưng vụ “99 hồ tôm” vẫn chưa giải quyết được.

Mặt khác, tài sản này được doanh nghiệp thế chấp ngân hàng để vay vốn, hiện còn nợ nên không thể lấy lại được. Tỉnh Quảng Bình nóng lòng muốn lấy lại để giao cho dân nhưng đành chịu, bỏ ngân sách để trả thì sai luật. Vướng nhất là chỗ đó.

Hồi sinh 99 hồ tôm

Công ty phân bón Sông Gianh vay vốn của Agribank, nên khi giải quyết việc này, tỉnh Quảng Bình phải làm việc với ngân hàng này.

Sau nhiều lần gặp gỡ, họp bàn giữa lãnh đạo tỉnh Quảng Bình với Hội đồng thành viên Agribank, giữa năm 2013, ngân hàng quyết định chi 11,5 tỷ đồng hỗ trợ an sinh cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn xã Phú Trạch. Như vậy, với số tiền này, xã Phú Trạch có thể trả cho doanh nghiệp chủ đầu tư để lấy lại khu nuôi tôm nói trên.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức cuộc họp bàn tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí an sinh xã hội do Agribank hỗ trợ người dân Phú Trạch. Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Xuân Quang,địa phương phải xây dựng phương án sử dụng số tiền trên đúng mục đích, công bằng và hiệu quả.

Chủ tịch UBNX xã Phú Trạch Nguyễn Ngọc Phương cho biết, người dân xã nghèo rất vui trước việc được nhận lại 120ha đất và mặt nước nuôi thủy sản. Xã đang cố gắng hoàn thiện phương án sản xuất trong tháng 9 này để người dân có thể bắt tay ngay vào sản xuất.

Với sự hỗ trợ về an sinh xã hội của Agribank, vụ “99 hồ tôm công nghiệp” Phú Trạch được giải quyết, chấm dứt tình trạng đất doanh nghiệp bỏ hoang, người dân thì thiếu đất sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống gần 10 năm nay.


Có thể bạn quan tâm

Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Bắc Sông Cửu An Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Bắc Sông Cửu An

Hiện nay, người nuôi cá thuộc dự án nuôi thủy sản tập trung bắc sông Cửu An (Ninh Giang - Hải Dương) đang gặp khó khăn về giao thông, nguồn nước...

29/09/2013
Nhiều Doanh Nghiệp Mua Lúa Giống Với Giá Có Lợi Cho Nông Dân Nhiều Doanh Nghiệp Mua Lúa Giống Với Giá Có Lợi Cho Nông Dân

Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, năm 2013 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới thiếu hụt nghiêm trọng tác động xấu đến Chương trình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) năm 2013. Tuy vậy, nhờ nỗ lực của nông dân và nhiều cơ quan, đơn vị tham gia, Chương trình đã thành công ngoài mong đợi.

29/09/2013
Những Vấn Đề Thách Thức Đối Với Cây Cà Phê Hướng Hóa (Quảng Trị) Những Vấn Đề Thách Thức Đối Với Cây Cà Phê Hướng Hóa (Quảng Trị)

Cho đến nay, cà phê là một trong những cây công nghiệp chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị).

29/09/2013
Gừng Nhóng Giá, Hút Hàng Gừng Nhóng Giá, Hút Hàng

Hiện nay, gừng củ tại các chợ không đủ nguồn hàng để cung cấp cho thị trường. Anh Nguyễn Thanh Tuấn, nông dân xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) cho biết: Đang vào thời điểm cuối vụ thu hoạch nên nguồn cung giảm đáng kể khiến giá gừng tăng lên.

29/09/2013
Cần Sớm Có Nghị Định Để Gỡ Khó Cho Ngành Cá Tra Cần Sớm Có Nghị Định Để Gỡ Khó Cho Ngành Cá Tra

Trong 3 năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp (DN) nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản do thị trường xuất khẩu sụt giảm. Thị trường Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phi lê cũng làm ngành cá tra điêu đứng.

01/10/2013