Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện Không Chỉ Của Người Trồng Mía

Chuyện Không Chỉ Của Người Trồng Mía
Ngày đăng: 18/06/2014

Trên các ruộng mía xã Tân Đức (Hàm Tân - Bình Thuận), hiện nay nông dân đã thu hoạch xong vụ mía năm 2013 - 2014. Đất còn ẩm, các gốc mía đã bắt đầu nảy mầm. Đây là thời kỳ đồng mía cần người dọn đồng, chăm sóc xới gốc, làm cỏ... Thế nhưng, nhiều ruộng mía chỉ trơ những gốc, lá khô và vắng bóng người làm.

Đi dọc khắp cánh đồng mía rộng mênh mông, duy chỉ có đám ruộng mía của gia đình anh Phan Văn Muộn ở thôn 3, Tân Đức là có người chăm sóc. Hỏi chuyện anh Muộn uể oải than phiền: Vụ mía năm qua làm vất vả mà thu hoạch không có lãi. Đám ruộng hơn 2,5hecta trồng mía, anh thu được hơn 40 tấn nguyên liệu.

Nhưng với giá thương lái mua chỉ 400 đồng/kg nên số tiền bán được chẳng đủ chi phí. Mấy hôm rồi định phá gốc trồng mì; nhưng mía này mới trồng được 1 vụ nên phá thì tiếc, còn để lại thì đuối sức rồi. Đó cũng là nỗi niềm chung của tất cả những người trồng mía ở Tân Phúc, Tân Đức.

Mía đường được xem là nhóm cây trồng chủ lực trên đất Tân Đức, Tân Phúc và ngay cả trong quy hoạch nông thôn mới, diện tích mía cũng chiếm tỷ lệ quan trọng. Thế nhưng trên thực tế, người trồng mía phải tự bơi trong vòng xoáy cung cầu. Ở Tân Phúc, vốn mang danh là làng nghề mía đường nhưng Nhà nước không có sự hỗ trợ về giá để khuyến khích nông dân giữ gìn và phát huy thế mạnh làng nghề. Ngược lại, từ bấy lâu nay, ở hai địa phương này giá cả thu mua mía là do thương lái quyết định.

Tính riêng trong mùa vụ năm nay, diện tích cây mía đã giảm hơn 1/2 diện tích. Đó là thực tế mà người dân dù không muốn nhưng cũng đành “lực bất tòng tâm”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quy hoạch nông nghiệp địa phương sẽ đi lệch hướng, ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng nông thôn mới. Vì thế, việc giữ lại ruộng mía bây giờ không phải là chuyện của riêng nông dân mà cần phải có sự chung tay góp sức của ngành nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Tỉ Phú Chăn Bò Tỉ Phú Chăn Bò

Ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) có những thanh niên chăn bò có thu nhập lên tới 1-2 triệu đồng/ngày. Có người trở thành tỉ phú từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp từ nghề nuôi bò thuê.

05/04/2012
Thương Hiệu Độc Quyền Cho Người Đi Chân Đất Thương Hiệu Độc Quyền Cho Người Đi Chân Đất

Lần đầu tiên tại ĐBSCL có nông dân chưa học hết cấp 3 được cấp bằng chứng nhận thương hiệu độc quyền. Không phải là kỹ sư, bác sĩ hay nhà khoa học, nhưng các kỹ sư, nhà khoa học thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của ông. Ông là Võ Hồng Ngoãn - người được mệnh danh là “vua tôm” trên đất Bạc Liêu.

07/05/2011
Giữ Đúng Lịch Thời Vụ Đông Xuân Giữ Đúng Lịch Thời Vụ Đông Xuân

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, nước lũ ở đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu đang xuống chậm. Trong 5 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu tiếp tục xuống chậm, khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười ít biến đổi trong vài ngày nữa sau đó cũng xuống chậm

19/10/2011
Thiếu Hụt Nguồn Cung Tôm Sú Tại Nhật Bản Thiếu Hụt Nguồn Cung Tôm Sú Tại Nhật Bản

Tôm sú là loại tôm được sử dụng rộng rãi thứ 2 tại Nhật Bản, sau tôm thẻ chân trắng. Năm 2010, Nhật Bản đã nhập khẩu 49 ngàn tấn tôm sú và 55 ngàn tấn tôm thẻ chân trắng, trừ các sản phẩm chế biến

27/07/2011
Hậu Giang: Dịch Sâu Đục Trái Bưởi Đã Được Khống Chế Hậu Giang: Dịch Sâu Đục Trái Bưởi Đã Được Khống Chế

Ông Võ Minh Phúc, Trưởng phòng Kỹ thuật, Chi cục BVTV Hậu Giang cho biết, sau thời gian ra quân dập dịch, đến nay dịch sâu đục trái bưởi (có tên khoa học là Cipestis sagittiferella Moore) đã được khống chế, không còn lây lan ra diện rộng.

24/03/2012