Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện Không Chỉ Của Người Trồng Mía

Chuyện Không Chỉ Của Người Trồng Mía
Ngày đăng: 18/06/2014

Trên các ruộng mía xã Tân Đức (Hàm Tân - Bình Thuận), hiện nay nông dân đã thu hoạch xong vụ mía năm 2013 - 2014. Đất còn ẩm, các gốc mía đã bắt đầu nảy mầm. Đây là thời kỳ đồng mía cần người dọn đồng, chăm sóc xới gốc, làm cỏ... Thế nhưng, nhiều ruộng mía chỉ trơ những gốc, lá khô và vắng bóng người làm.

Đi dọc khắp cánh đồng mía rộng mênh mông, duy chỉ có đám ruộng mía của gia đình anh Phan Văn Muộn ở thôn 3, Tân Đức là có người chăm sóc. Hỏi chuyện anh Muộn uể oải than phiền: Vụ mía năm qua làm vất vả mà thu hoạch không có lãi. Đám ruộng hơn 2,5hecta trồng mía, anh thu được hơn 40 tấn nguyên liệu.

Nhưng với giá thương lái mua chỉ 400 đồng/kg nên số tiền bán được chẳng đủ chi phí. Mấy hôm rồi định phá gốc trồng mì; nhưng mía này mới trồng được 1 vụ nên phá thì tiếc, còn để lại thì đuối sức rồi. Đó cũng là nỗi niềm chung của tất cả những người trồng mía ở Tân Phúc, Tân Đức.

Mía đường được xem là nhóm cây trồng chủ lực trên đất Tân Đức, Tân Phúc và ngay cả trong quy hoạch nông thôn mới, diện tích mía cũng chiếm tỷ lệ quan trọng. Thế nhưng trên thực tế, người trồng mía phải tự bơi trong vòng xoáy cung cầu. Ở Tân Phúc, vốn mang danh là làng nghề mía đường nhưng Nhà nước không có sự hỗ trợ về giá để khuyến khích nông dân giữ gìn và phát huy thế mạnh làng nghề. Ngược lại, từ bấy lâu nay, ở hai địa phương này giá cả thu mua mía là do thương lái quyết định.

Tính riêng trong mùa vụ năm nay, diện tích cây mía đã giảm hơn 1/2 diện tích. Đó là thực tế mà người dân dù không muốn nhưng cũng đành “lực bất tòng tâm”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quy hoạch nông nghiệp địa phương sẽ đi lệch hướng, ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng nông thôn mới. Vì thế, việc giữ lại ruộng mía bây giờ không phải là chuyện của riêng nông dân mà cần phải có sự chung tay góp sức của ngành nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Hội chợ triển lãm giao lưu công nông nghiệp Hậu Giang 2015 Kết nối công nông Hội chợ triển lãm giao lưu công nông nghiệp Hậu Giang 2015 Kết nối công nông

Kéo dài từ ngày 26-10 đến 2-11-2015 tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, nhưng chỉ qua 2 ngày, Hội chợ triển lãm giao lưu công nông nghiệp Hậu Giang 2015 đã vực dậy sức mua của người dân sau nhiều tháng trầm lắng.

30/10/2015
 Trồng ấu cho thu nhập khá Trồng ấu cho thu nhập khá

Những năm gần đây, một số nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng mô hình trồng luân canh ấu trên nền đất ruộng trũng và trồng xen trong mương liếp vườn vào mùa nước nổi, đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể.

30/10/2015
 Đi lên từ thế mạnh Đi lên từ thế mạnh

Từ việc xác định được thế mạnh riêng, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, đã đạt nhiều kết quả trong công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

30/10/2015
 Dân tự quản để xây dựng nông thôn mới Dân tự quản để xây dựng nông thôn mới

Để giữ vững danh hiệu văn hóa, nâng chất các tiêu chí xã nông thôn mới, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, luôn quan tâm thực hiện tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

30/10/2015
Sinh kế thoát nghèo của đồng bào Hrê ở Ba Liên Sinh kế thoát nghèo của đồng bào Hrê ở Ba Liên

Chính quyền xã Ba Liên đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho đồng bào Hrê nơi đây cách làm kinh tế và giữ gìn sinh kế bền vững từ mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nhờ đó, không ít hộ dân thoát nghèo và có cuộc sống khấm khá.

30/10/2015