Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Hướng Nuôi Heo Bằng Thảo Dược Ở Đồng Nai

Chuyển Hướng Nuôi Heo Bằng Thảo Dược Ở Đồng Nai
Ngày đăng: 09/05/2012

Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.

Nhiều hộ chăn nuôi lãi ròng nhờ nuôi heo bằng thảo dược.

Theo TS Nguyễn Thị Kim Loan – ĐH Nông lâm TPHCM - nếu sử dụng chế phẩm tự nhiên từ tỏi - nghệ - gừng cho đàn heo thịt cũng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Theo bà Loan, nếu tính trung bình, dùng 3 kg bột hỗn hợp tỏi - nghê - gừng trộn vào 1 tấn thức ăn sẽ giúp người nuôi heo tiết kiệm được khoảng 27,14% chi phí thức ăn cơ bản so với việc không sử dụng bột hỗn hợp, tỉ lệ khuẩn gây bệnh cơ hội giảm mạnh, giảm nguy cơ thiệt hại lớn khi dịch bệnh bùng phát.

Ông Hồ Mộng Hải - chuyên viên ngành chăn nuôi (Cục Chăn nuôi - Bộ NNPTNT) - khuyến khích bà con tìm hiểu và nhân rộng phương pháp chăn nuôi heo bằng thảo dược. Ông Hải cho biết, hiện mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp bổ sung các hỗn hợp thảo dược tự nhiên hoặc các chế phẩm sinh học vào khẩu phần ăn đang được người chăn nuôi ở các tỉnh phía nam áp dụng rất phổ biến.

Khảo sát thực tế ở nhiều hộ chăn nuôi và các trang trại nhỏ cho thấy, phương pháp này tỏ ra hiệu quả vì mức chi phí cho thức ăn giảm trong khi tỉ lệ nuôi sống và mức lãi bình quân sau mỗi lứa nuôi lại khá cao. Kết quả kiểm tra của cơ quan thú y cũng khẳng định việc dùng các chế phẩm sinh học, các hỗn hợp bột thảo dược tự nhiên làm cho hàm lượng dinh dưỡng của gia súc, gia cầm ổn định, sản phẩm chế biến từ thịt gà, thịt heo có tỉ lệ khuẩn gây bệnh cơ hội thấp, không có dư lượng chất tăng trọng và kháng sinh, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Sử Dụng Hoàn Toàn Thức Ăn Công Nghiệp Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Sử Dụng Hoàn Toàn Thức Ăn Công Nghiệp

Nhằm hướng dẫn nông dân thay đổi đối tượng nuôi mới, mạnh dạn đầu tư thức ăn công nghiệp, thay đổi quy mô cũng như tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Trị (KNKN) đã triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

29/08/2014
Tập Huấn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Tập Huấn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Trong 3 ngày (từ 19 - 21/8/2012), Tại hội trường Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học”. Có 30 học viên là những hộ chăn nuôi vịt ở xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai dự học.

05/09/2014
Quảng Ngãi Thu Tiền Tỷ Từ Quảng Ngãi Thu Tiền Tỷ Từ "Vàng Trắng"

100 gram có giá đến 3 triệu đồng, nên yến sào được mệnh danh như “vàng trắng”. Nuôi yến mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhưng không phải ai cũng thành công. Có người đầu tư cả tỷ bạc, nhưng đành trắng tay khi loài chim “khó tính” này không chịu đến ở.

29/08/2014
Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP Khai Giảng Lớp Tập Huấn Canh Tác Giống Lúa Chịu Mặn Theo Hướng VietGAP

Thực hiện Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ). Ngày 23/8/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TTKN-KN) phối hợp cùng Ban quản lý Dự án GIZ tổ chức khai giảng 2 lớp tập huấn “Kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn theo hướng VietGAP” tại vùng tôm - lúa của 2 xã Phong Thạnh và Phong Thạnh A, huyện Giá Rai.

05/09/2014
Nuôi Thành Công Giống Vịt Triết Giang Nuôi Thành Công Giống Vịt Triết Giang

Vịt thích hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau, có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội (nhốt trong chuồng, nuôi trên vườn cây), nuôi nhốt kết hợp với nuôi cá (cá - vịt) hoặc nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát. Là giống vịt chuyên trứng có năng suất cao nhất so với các giống vịt hiện có của Việt Nam.

05/09/2014