Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Hướng Nuôi Heo Bằng Thảo Dược Ở Đồng Nai

Chuyển Hướng Nuôi Heo Bằng Thảo Dược Ở Đồng Nai
Ngày đăng: 09/05/2012

Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.

Nhiều hộ chăn nuôi lãi ròng nhờ nuôi heo bằng thảo dược.

Theo TS Nguyễn Thị Kim Loan – ĐH Nông lâm TPHCM - nếu sử dụng chế phẩm tự nhiên từ tỏi - nghệ - gừng cho đàn heo thịt cũng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Theo bà Loan, nếu tính trung bình, dùng 3 kg bột hỗn hợp tỏi - nghê - gừng trộn vào 1 tấn thức ăn sẽ giúp người nuôi heo tiết kiệm được khoảng 27,14% chi phí thức ăn cơ bản so với việc không sử dụng bột hỗn hợp, tỉ lệ khuẩn gây bệnh cơ hội giảm mạnh, giảm nguy cơ thiệt hại lớn khi dịch bệnh bùng phát.

Ông Hồ Mộng Hải - chuyên viên ngành chăn nuôi (Cục Chăn nuôi - Bộ NNPTNT) - khuyến khích bà con tìm hiểu và nhân rộng phương pháp chăn nuôi heo bằng thảo dược. Ông Hải cho biết, hiện mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp bổ sung các hỗn hợp thảo dược tự nhiên hoặc các chế phẩm sinh học vào khẩu phần ăn đang được người chăn nuôi ở các tỉnh phía nam áp dụng rất phổ biến.

Khảo sát thực tế ở nhiều hộ chăn nuôi và các trang trại nhỏ cho thấy, phương pháp này tỏ ra hiệu quả vì mức chi phí cho thức ăn giảm trong khi tỉ lệ nuôi sống và mức lãi bình quân sau mỗi lứa nuôi lại khá cao. Kết quả kiểm tra của cơ quan thú y cũng khẳng định việc dùng các chế phẩm sinh học, các hỗn hợp bột thảo dược tự nhiên làm cho hàm lượng dinh dưỡng của gia súc, gia cầm ổn định, sản phẩm chế biến từ thịt gà, thịt heo có tỉ lệ khuẩn gây bệnh cơ hội thấp, không có dư lượng chất tăng trọng và kháng sinh, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

Trồng Chùm Ngây Cho Thu Nhập Quanh Năm Trồng Chùm Ngây Cho Thu Nhập Quanh Năm

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn (An Giang), Trần Văn Mì, cho biết: Dự án trồng cây chùm ngây được triển khai từ tháng 4- 2010 với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, tại 3 mô hình, trồng thí điểm ở khu vực núi Dài và núi Cô Tô.

29/08/2013
Rơm Rạ Rơm Rạ "Nhả” Tiền

Hiện nay, nghề trồng nấm ở một số huyện trong tỉnh Bắc Giang phát triển khá mạnh, không chỉ góp phần tăng thu nhập cho bà con mà còn cung cấp thực phẩm sạch, bảo vệ môi trường.

29/08/2013
Chủ Động Nguồn Giống Đậu Tương Cho Vụ Đông Chủ Động Nguồn Giống Đậu Tương Cho Vụ Đông

Là huyện có truyền thống và thế mạnh trong sản xuất vụ đông, những năm qua Vũ Thư (Thái Bình) luôn chú trọng, từng bước đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính thứ 3 trong năm. Vụ đông năm 2013, huyện phấn đấu gieo trồng 7.250 ha, tập trung phát triển những cây chủ lực như đậu tương, khoai tây, ngô...

29/08/2013
Thanh Long Chợ Gạo Được Mùa, Được Giá Thanh Long Chợ Gạo Được Mùa, Được Giá

Hiện nay, người dân vùng trồng chuyên canh cây thanh long của huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang hết sức phấn khởi. Cảnh mua bán tấp nập làm cho không khí thêm vui tươi, nhộn nhịp. Bà con chia sẻ năm nay thanh long được mùa được giá nên lợi nhuận cao hơn nhiều so với mọi năm.

29/08/2013
Bệnh “Chổi Rồng” Trên Nhãn Có Nguy Cơ Tái Nhiễm Ở Vườn Phòng Trị Không Theo Quy Trình Bệnh “Chổi Rồng” Trên Nhãn Có Nguy Cơ Tái Nhiễm Ở Vườn Phòng Trị Không Theo Quy Trình

Sau hơn 1 năm triển khai công tác dập dịch “chổi rồng” trên cây nhãn, ngành nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long đã phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể trong tỉnh hỗ trợ kinh phí, thuốc điều trị, hướng dẫn nhà vườn cắt tỉa cành, phun xịt trên 8.005ha vườn nhãn bị bệnh (chiếm 91% diện tích nhiễm bệnh)… nhằm khôi phục lại vườn nhãn bị bệnh. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, sau công tác dập dịch, tỷ lệ nhiễm bệnh “chổi rồng” giảm đáng kể với tỷ lệ nhiễm nhẹ phổ biến ở mức 15 - 30%. Công tác tập huấn, tuyên truyền vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm giúp nhà vườn đầu tư chăm sóc, xử lý giai đoạn ra hoa, cho trái,... Tuy nhiên, sẽ có nguy cơ tái nhiễm ở những vườn không tích cực phòng trị theo quy trình đã được hướng dẫn.

29/08/2013