Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Giao Tiến Bộ Khoa Học Cho Người Trồng Nấm Ở Thừa Thiên Huế

Chuyển Giao Tiến Bộ Khoa Học Cho Người Trồng Nấm Ở Thừa Thiên Huế
Ngày đăng: 31/05/2012

Ngày 29/5, Hội đồng Khoa học - Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) Thừa Thiên Huế nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và tiêu thụ nấm Linh chi và một số nấm ăn tại huyện Phú Vang” (gọi chung là Dự án) do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN - Sở KHCN thực hiện.

Dự án này nằm trong Chương trình chuyển giao KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi do Trung ương quản lý thực hiện trong 24 tháng từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2012, với kinh phí 3 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện, Trung tâm đã xây dựng mô hình sản xuất nấm tập trung liên hoàn tại thôn Thanh Lam - Phú Đa, Phú Vang để nuôi trồng, sản xuất 4 loại giống nấm linh chi, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ; đồng thời đào tạo tập huấn, chuyển giao công nghệ cho cán bộ, người dân. Ngoài ra, dự án còn xây dựng mô hình sản xuất nấm phân tán trong dân cho 40 hộ thuộc 5 xã ở huyện Phú Vang. Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao các mô hình nuôi trồng, sản xuất nấm trong quá trình thực hiện dự án nhằm tạo cơ hội mới cho người dân tiếp nhận, nắm bắt tiến bộ kỹ thuật mới trong quy trình nuôi trồng sản xuất nấm.

Có thể bạn quan tâm

8 Ha Tôm Nước Lợ Bị Nhiễm Bệnh Đốm Trắng 8 Ha Tôm Nước Lợ Bị Nhiễm Bệnh Đốm Trắng

Hiện nay một số địa phương trên địa huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) xảy ra tình trạng tôm bệnh, tập trung tại thị trấn Sịa (4 ha), xã Quảng Phước (3 ha) và xã Quảng Công (1 ha) với số lượng tôm bị bệnh trên 120 vạn con. Trước tình hình trên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện đã cử cán bộ kỹ thuật tiến hành lấy mẫu giáp xác tại các hồ nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu môi trường. Kết quả kiểm tra mầm bệnh bằng phương pháp PCR cho thấy các hồ nuôi tôm trên bị nhiễm bệnh vi rút đốm trắng. Để khống chế dịch bệnh, không để lây lan sang các hồ khác, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành lập biên bản đóng cống các hồ nuôi xen ghép tôm cá, tiến hành thả cá ở những hồ này. Đối với những hồ nuôi chuyên tôm, tiến hành xử lý rãi hóa chất Chlorin để tiêu diệt mầm bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật mới tiếp tục thả nuôi.

14/05/2013
Tiêu Chết Rụi Hàng Loạt Tiêu Chết Rụi Hàng Loạt

Một thời gian dài, cây hồ tiêu được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao của nông dân xã Văn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, những vườn tiêu hàng nghìn gốc của bà con nơi đây bỗng dưng chết rụi…

20/07/2013
Nuôi Thỏ Giống Một Vốn, Bốn Lời Ở Cái Nước (Cà Mau) Nuôi Thỏ Giống Một Vốn, Bốn Lời Ở Cái Nước (Cà Mau)

Hiện nay có rất nhiều mô hình làm kinh tế của đoàn viên, thanh niên trong huyện Cái Nước (Cà Mau) mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến mô hình nuôi thỏ giống của anh Nguyễn Văn Trạng, Bí thư Chi đoàn ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước.

14/05/2013
Tôm Thẻ Chân Trắng Vào Mùa Tôm Thẻ Chân Trắng Vào Mùa

Sau khi thất thu ở vụ đầu năm, đây là thời điểm người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Tuy Phong phấn khởi vì tôm thu hoạch được mùa lẫn được giá.

20/07/2013
Hiệu Quả Chăn Nuôi Vỗ Béo Bò Ở Lao Bảo (Quảng Trị) Hiệu Quả Chăn Nuôi Vỗ Béo Bò Ở Lao Bảo (Quảng Trị)

Vỗ béo bò trước khi bán mang lại hiệu quả cao nhờ tăng khối lượng và chất lượng thịt. Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh.

20/07/2013