Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Cói Nguyên Liệu

Sở NN&PTNT vừa phối hợp với tổ chức Hòa bình và phát triển Tây Ban Nha mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng cói nguyên liệu cho 40 hộ dân trên địa bàn xã Duy Phước (Duy Xuyên).
Tại khóa tập huấn, các học viên được cơ quan chuyên môn giới thiệu khái quát về những đặc điểm sinh học của cây cói, nguồn giống, cấu tạo, quá trình sinh trưởng và phát triển.
Đồng thời hướng dẫn việc chọn đất, làm đất, thời vụ gieo trồng, mật độ, cách bón phân, phòng trừ sâu bệnh gây hại và thu hoạch, bảo quản nguyên liệu. Người dân còn được tiếp cận phương pháp tạo ra một số sản phẩm mới từ cây cói như mũ, túi xách…
Được biết, huyện Duy Xuyên hiện có gần 90ha đất trồng cói chuyên canh với khoảng 950 hộ dân tham gia nghề dệt chiếu truyền thống, tập trung nhiều nhất ở 2 xã Duy Vinh và Duy Phước.
Có thể bạn quan tâm

Chính quyền Trung Quốc đã chính thức cấm nhập khẩu gạo theo đường tiểu ngạch từ Việt Nam, nhằm thắt chặt kiểm tra các khoản thu thuế đối với các nhà nhập khẩu nước này.

Một con gà Hồ trưởng thành nặng 5 - 6kg có giá 2,5 - 3 triệu đồng. Thịt gà thơm ngon, giá cao ngất nhưng không phải lúc nào cũng có sẵn, thực khách muốn ăn phải chờ đến Tết.

Sinh năm 1977 trên vùng đất chiêm trũng chưa mưa đã lụt Thanh Miện, chàng thanh niên Cao Văn Lâm vốn ôm ấp nhiều giấc mộng đổi đời, thoát khỏi cảnh... làm ruộng. Lang bạt mãi và làm đủ nghề rồi cũng không đến đâu, anh đã chọn con đường riêng là trở về quê để… đi cấy.

Từ năm 2011, mô hình nuôi cá không cần cho ăn hình thành ở sông La Ngà (huyện Định Quán), Đồng Nai, đến nay đã có nhiều gia đình ứng dụng cách làm này.

Ông Tuệ chia sẻ, với 20 lưới bát quái đặt dọc kênh mương, một ngày 2 lần cất dỡ lưới, bình quân mỗi ngày ông thu được trên dưới 10kg thủy sản các loại như cá, tôm, cua, lươn, trạch, thậm chí cả rắn và ếch cũng sa lưới. "Vào mùa động nước như mùa mưa hoặc mùa gặt thì có khi thu được cả 30 - 40 cân các loại thủy sinh là bình thường”, ông Tuệ cho hay.