Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng, Chế Biến, Bảo Quản Rong Nho Biển

Năm 2013, Viện Hải dương học cùng UBND huyện Trường Sa và Vùng 4 Hải quân đã thực hiện đề tài “Chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển” cho quân dân huyện Trường Sa, Khánh Hòa, nhằm bổ sung rau xanh cho quân dân trên các đảo.
Kết quả, đã tập huấn cho 40 chiến sĩ và người dân, 2 mô hình trồng treo và trồng đáy rong trong bể composite, năng suất 7 - 10 kg rong tươi/m2. Rong nho được bảo quản tươi 8 - 10 ngày bằng sục khí, hoặc bảo quản 3 - 4 tháng bằng ướp muối. Đề tài còn cung cấp 100 kg rong nho cho bếp ăn một số đơn vị tại Vùng 4 Hải quân nhằm quảng bá sử dụng rong nho biển làm thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, các chủ ong đang bắt đầu thu hoạch mật ong với sản lượng đạt khá cao. Với giá bình quân từ 350.000 – 400.000 đồng/lít mật nên nghề nuôi ong lấy mật đã mang lại thu nhập cao. Nghề nuôi ong lấy mật không những tạo việc làm cho người dân lúc nông nhàn, tăng thu nhập, ong còn giúp thụ phấn cho các loại cây trồng, góp phần tăng năng suất, bảo vệ tính đa dạng sinh học của các loài thực vật và môi trường sinh thái.

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong những tháng đầu năm 2014 của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh là hoạt động của các DN có vốn đầu tư trong nước tăng nhanh, nhất là ở giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK). Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình hoạt động của các DN đã phục hồi.

Theo Sở NN và PTNT Trà Vinh, lực lượng thú y tỉnh vừa phát hiện đàn gà 177 con ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) bị nhiễm bệnh. Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ Cơ quan Thú y vùng VII, các con gà bị chết dương tính với Subtype H5N1.

Sáng 4/12/2014, tại xã Mađaguôi (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng cùng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã phối hợp với Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn VinGroup (nhà tài trợ chính của gói hỗ trợ trao bò cho hộ nghèo), trao 68 con bò giống cái giúp 68 hộ nghèo ở các xã Mađaguôi, Đạ Tồn, Đạ Oai và thị trấn Mađaguôi.

Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.