Chuyển Giao Kỹ Thuật Sản Xuất Nấm Cho Nông Dân Thanh Hải (Ninh Thuận)

Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, vừa qua xã Thanh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã phối hợp với Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh (Sở Khoa học - Công nghệ) triển khai mô hình trồng nấm, kết quả ban đầu rất khả quan.
Anh Nguyễn Non, ở thôn Mỹ Phong thực hiện mô hình được Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh đã hỗ trợ 50% kinh phí làm nhà trồng nấm rộng 50m2, trị giá 30 triệu đồng và phôi giống. Lần trồng thử nghiệm đầu tiên vào tháng 8 vừa qua, với 500 bịch phôi nấm sò, chỉ sau 5 ngày cho thu hoạch bình quân mỗi ngày 4 kg nấm thành phẩm, thu liên tục trong 2 tháng.
Hộ trồng nấm Trần Thanh Tùng ở cùng thôn cũng có kết quả tương tự. Anh Tùng, cho biết: Mô hình trồng nấm giàn treo tiết kiệm được diện tích, chỉ với 50m2 treo được 2.000 bịch, mỗi ngày cho thu từ 15 đến 20 kg nấm, với giá bán 20.000 đồng/kg hộ trồng thu về hơn 300.000 đồng, sau khi trừ chi phí (chủ yếu giống) lãi 200.000 đồng.
Điều đáng nói là, kỹ thuật trồng nấm không quá khó, bịch giống lấy về treo thành từng hàng trong nhà, quá trình chăm sóc chỉ cần tưới nước hằng ngày, thường xuyên theo dõi điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm hợp lý là nấm ra nhanh, đạt chất lượng và năng suất cao. Không những sản xuất dễ, mà nấm còn được nhiều người tiêu dùng ưu chuộng vì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có lợi cho sức khỏe. Hiện tại, hai hộ sản xuất nấm ở Mỹ Phong không đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng của bà con quanh vùng.
Đồng chí Lê Thành Nhật, Chủ tịch UBND xã Thanh Hải, cho biết: Ưu điểm nổi trội của mô hình trồng nấm đang triển khai tại địa phương là sử dụng rất ít quỹ đất, vốn đầu tư thấp, nên được nhiều hộ nghèo nhắm tới thực hiện. Chỉ cần một khoảnh đất nhỏ dăm chục mét vuông đã có thể tổ chức sản xuất nấm, giải quyết việc làm thường xuyên cho một lao động có mức thu nhập ổn định trên dưới 5 triệu đồng/tháng. Vừa qua, Trung tâm đã phối hợp với xã mở lớp tập huấn tại thực địa để chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho bà con nhân rộng trong thời gian tới.
Với những khu vực đất sản xuất hạn hẹp như ở xã ven biển Thanh Hải, việc nhân rộng mô hình trồng nấm là rất hợp lý. Thuận lợi cho nông dân là nguồn phôi giống hiện nay rất dồi dào. Kỹ sư Trần Văn Khang, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh, cho biết: Đơn vị đã xây dựng được xưởng sản xuất 4 loại phôi giống (linh chi, mộc nhĩ, nấm sò, nấm rơm) đảm bảo chất lượng, tơ nấm khỏe, không có mầm bệnh, qua thực tế sản xuất năng suất đạt cao.
Có thể nói, việc chuyển giao thành công quy trình kỹ thuật sản xuất nấm cho nông dân Thanh Hải tạo thêm nghề mới, nâng cao thu nhập cho bà con, góp phần thực hiện thành công Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa diện tích đất cho phép sử dụng/tổng diện tích đất rừng được nhà nước giao khoán để nuôi trồng thủy sản (TS), người dân huyện An Minh (Kiên Giang) đã liên tiếp giành được thắng lợi trong từng mùa vụ.

Mô hình trồng nhãn xen cây màu cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ của anh Hoàng Ngọc Chung ở thôn Bản Nhuần I - xã Quảng Chu (Chợ Mới, Bắc Kạn) đang được xem là cách làm mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần được nhân rộng.

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.

Để giúp cho hộ trồng rừng có thêm thu nhập bên cạnh cây rừng, từ năm 1996, Chi Cục Kiểm Lâm đưa cây xoài Bưởi vào cơ cấu cây rừng. Riêng trên địa bàn xã An cư huyện Tịnh Biên, diện tích trồng Xoài xen Sao trong 3 năm, từ năm 1996 đến 1998, là 350ha. Với công thức kỹ thuật: Keo lá tràm 444 cây/ha + Sao 500 cây/ha + Xoài Bưởi 200 cây/ha. Sau bao năm vất vả, đến hôm nay, các hộ dân trồng rừng khu vực xã An Cư phấn khởi vì được mùa xoài.

Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân