Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Xã Chung Chải

Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Xã Chung Chải
Ngày đăng: 28/06/2013

Xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), là địa bàn vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hiện chiếm 81%. Với chủ trương tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chủ động phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng nguồn kinh phí (DANIDA) Đan Mạch tài trợ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Chung Chải xây dựng mô hình trình diễn nuôi vịt thịt an toàn sinh học tại bản Đoàn Kết.

Trước khi triển khai mô hình Trung tâm tổ chức tập huấn kỹ thuật (cách chăm sóc, làm chuồng, phòng trừ dịch bệnh) cho 22 hộ dân tộc Hà Nhì bản Đoàn Kết. Ngày 14/9/2012, mỗi hộ được cấp 50 con vịt giống CV SuperM 7 ngày tuổi, 415kg thức ăn/hộ, hoá chất sát trùng, vắc xin phòng bệnh. Sau gần 2 tháng nuôi có sự giám sát, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chính quyền địa phương và người tham gia mô hình, đàn vịt của 22 hộ đều phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 100%, trọng lượng trung bình 3kg/con.

Tính theo giá thị trường tại thời điểm tháng 10 trừ các khoản chi phí cho thu lãi trên 60 nghìn đồng/con vịt, trên 3 triệu đồng/hộ/đàn vịt 50 con. Qua tham quan hội thảo cho thấy, nếu nuôi 100 con vịt giống CV SuperM trong 2 tháng sẽ cho lãi trên 6 triệu đồng. Gia đình chị Lỳ Nhù Xó,  là một trong những hộ tham gia trình diễn mô hình, cho biết:

Từ bao năm nay gia đình tôi chỉ nuôi từ 6 – 10 con vịt giống địa phương, cho ăn bằng thực phẩm thừa, nuôi phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Hàng ngày cho vịt ăn 2 lần, buổi sáng thả vịt ra suối, tối vịt tự về, không đầu tư thức ăn hỗn hợp, thuốc phòng dịch bệnh. Nuôi theo phương pháp này vịt hay bị mất do nước cuốn trôi hoặc bị thú rừng ăn thịt, dịch bệnh và 6 tháng mới cho thu hoạch 2kg/con. Nay được phổ biến kỹ thuật nuôi mới vịt nhanh cho thu hoạch, năng suất cao, phòng được dịch bệnh tôi sẽ mạnh dạn nuôi nhiều để có thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Chung Chải, cho biết: Bản Đoàn Kết nói riêng và xã Chung Chải nói chung có tiềm năng đất đai, thị trường và nguồn nước rất thuận tiện cho phát triển nuôi trồng thủy sản và thủy cầm. Tuy nhiên, bà con địa phương nhiều năm nay vẫn chăn nuôi theo phương pháp truyền thống tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ, dịch bệnh xảy ra thường xuyên.

Do đó, phổ biến và chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân để thay đổi phương thức chăn nuôi cũ sang phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân là việc làm cần thiết, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Mặt khác, chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học sẽ cung cấp cho thị trường thực phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cũng theo ông Tuấn, xã Chung Chải có 10 bản của các dân tộc: Hà Nhì, Mông, Si La, hầu hết đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, rất cần nhiều chương trình, dự án được thực hiện, trình diễn tại nhiều bản để nông dân có điều kiện và cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật để chủ động phát triển sản xuất theo hướng bền vững. Nhưng hơn ai hết người dân phải tự lực tự cường vượt qua khó khăn, không nên quá trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước như hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Tạo Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội Tạo Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.

22/11/2014
Xúc Tiến Thương Mại Mô Hình Canh Tác Xoài Đủ Điều Kiện Sản Xuất An Toàn Xúc Tiến Thương Mại Mô Hình Canh Tác Xoài Đủ Điều Kiện Sản Xuất An Toàn

Theo ông Huỳnh Thanh Bá, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương cho biết: “Hiện tại, nhu cầu từ phía khách hàng Hàn Quốc rất lớn, vì vậy từ đây đến tháng 2 âm lịch, HTX sẽ bao tiêu xoài cát chu cho bà con mức giá 25 ngàn đồng/kg, loại 4 trái/kg. Hiện HTX đã tìm được các đối tác thu mua xoài ghép cho bà con với mức giá cao, ổn định. HTX đang tiến hành thông tin đến các xã trong huyện để bà con nhà vườn thực hiện bao trái, nắm số lượng và thông tin cho khách hàng”.

22/11/2014
Cá Tầm... Lên Núi Cá Tầm... Lên Núi

Cá tầm đã được nuôi ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng với tỉnh Quảng Ngãi thì đây là mô hình đầu tiên được nuôi tại huyện miền núi Sơn Tây. Mô hình do Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây thực hiện và được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng về một giống vật nuôi mới mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân.

22/11/2014
Giá Heo Giống Tăng Đột Biến Vui Trước, Lo Sau Giá Heo Giống Tăng Đột Biến Vui Trước, Lo Sau

Chỉ vào đàn heo sữa 14 con vừa được 32 ngày tuổi, bà Nguyễn Thị Xanh ở xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) cho biết: “Mấy hôm nay thương lái cứ ra vào ngắm heo, rồi hỏi mua với giá 750.000 đồng/con nhưng tôi chưa chịu bán. Tôi tính để thêm một tuần nữa, thế nào nó cũng được trên 800 ngàn đồng/con”.

22/11/2014
Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Làng Nghề Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Làng Nghề

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một số sản phẩm như nước mắm, chè vằng, tiêu Cùa, rượu Kim Long… đã có thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 6.800 lao động làm việc trong các làng nghề và ngành nghề tập trung mỗi năm tạo ra giá trị sản phẩm hàng trăm tỷ đồng.

22/11/2014