Chuyển Giao 2.000 Cây Hoa Chuông Cấy Mô Cho Nông Dân

Trại giống Tân Khánh Đông - TP.Sa Đéc vừa phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) thành phố chuyển giao 2.000 cây hoa chuông cấy mô (còn gọi là hoa phú quý, tử la lan) cho 8 nông dân khóm Sa Nhiên - phường Tân Quy Đông trồng thử nghiệm năm đầu tiên. Nguồn kinh phí do Trung tâm KN-KN tỉnh hỗ trợ.
Mỗi nông dân tham gia mô hình nhận 250 cây giống hoa chuông sạch bệnh, được hỗ trợ 60% tiền mua cây giống và 30% chi phí mua vật tư nông nghiệp. Trước đó, nông dân đã được cán bộ Trạm KN-KN hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách chăm sóc. Với thời gian sinh trưởng từ 2 đến 2,5 tháng, hoa chuông có thể cho ra hoa nhiều đợt với 4 màu được ưa chuộng là kép đỏ, tím, đỏ viền trắng và tím viền trắng.
Được biết, từ đầu năm 2014 đến nay, Trại giống đã cung cấp khoảng 40.000 cây hoa chuông cấy mô cho nông dân làng hoa và một số tỉnh lân cận như: Vĩnh Long, Tiền Giang và Cần Thơ.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187C7C/Chuyen_giao_2_000_cay_hoa_chuong_cay_mo_cho_nong_dan.aspx
Có thể bạn quan tâm

Theo Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ (huyện Tân Thành), kết quả điều tra khảo sát các cá thể sầu riêng từ năm 2011-2013 tại 6 tỉnh: BR-VT, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai và Bình Dương đã ghi nhận 46 cá thể có năng suất, phẩm chất nổi trội, trong đó có một cá thể sầu riêng “SR HB11” của BR-VT.

Sáng 1/4, tại xã Chánh An, huyện Mang Thít, Sở NN&PTNT Vĩnh Long phối hợp với các cơ quan chức năng thiêu hủy 10 bộ xuyệt điện thu giữ từ các đối tượng đánh bắt tận diệt trên sông.

Trong số các đề án chăn nuôi triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong nhiều năm qua thì Đề án phát triển đàn lợn nái Móng Cái thuần được đánh giá là một đề án thành công, bởi nó được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu thực tế tập quán chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ của nông thôn miền núi cũng như xu thế thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay.

Ngày 21-3, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 619/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

Giá tôm thẻ chân trắng không ổn định, xuống thấp như hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Cà Mau đang chuyển sang nuôi tôm sú truyền thống. Từ đó, diện tích nuôi tôm sú đang tăng trở lại sau một thời gian bị tôm thẻ chân trắng thống trị hơn 80% diện tích nuôi công nghiệp.