Chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa thiếu nước

Việc chuyển đổi này bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người nông dân, khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ hè thu.
Mô hình được triển khai tại Hợp tác xã Tích Tường (xã Hải Lệ, Thị xã Quảng Trị) trên diện tích 02 ha. Tham gia thực hiện mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 100% giống ngô và 30% vật tư nông nghiệp. Căn cứ vào thời vụ, thời gian sinh trưởng và điều kiện canh tác, Trung tâm KNKN tỉnh đã chọn giống ngô nếp lai HN 88 đưa vào thực hiện mô hình. Đây là giống ngô lai thế hệ mới, do Công ty Giống cây trồng Trung ương nghiên cứu, lai tạo.
Theo bà con nông dân tham gia mô hình, trồng và chăm sóc giống ngô nếp lai HN 88 đơn giản như các giống ngô nếp và ngô thường.
Chi phí đầu vào không lớn, kỹ thuật đơn giản. Kết quả theo dõi cho thấy, tỷ lệ mọc đều đạt từ 80 - 90%, cây sinh trưởng khỏe và đồng đều, chiều cao cây trung bình từ 1,5 - 1,8 m.
Mặc dù thời tiết năm nay có nhiều diễn biến bất thường, nắng hạn liên tục diễn ra nhưng qua kiểm tra thực tế trên đồng ruộng, các hộ nông dân đều khẳng định giống ngô nếp lai HN 88 có ưu điểm vượt trội so với nhiều giống khác trồng tại các địa phương trong tỉnh.
Bộ rễ chân khoẻ, chống đổ tốt, chống chịu được với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng như sâu bệnh trên ngô, là giống có bẹ lá gọn, thế lá đứng, màu xanh đậm đến khi chín.
Vì vậy có thể sử dụng lá, ngọn cho chăn nuôi ngay cả khi cây đã thu hoạch bắp. Đặc biệt, giống ngô nếp HN 88 có thời gian sinh trưởng ngắn, ước tính từ lúc gieo hạt đến khi có thể cho thu hoạch bắp tươi chỉ hơn 2 tháng. Năng suất ước đạt 3 tạ/sào. Ngoài khả năng chống đổ ngã và sâu bệnh tốt, năng suất đạt cao thì giống ngô HN 88 có khả năng chịu hạn khá nên rất phù hợp với những chân ruộng không chủ động nguồn nước.
Có thể bạn quan tâm

Cánh đồng mẫu (CĐM) nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) được thực hiện tại xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Qua hơn 5 tháng triển khai thực hiện, kết quả lợi nhuận tăng bình quân16,4 triệu đồng/ha. Mô hình này được nông dân trong xã khẳng định hiệu quả và đang triển khai nhân rộng cho vụ nuôi tới.

Rủi ro rình rập, chi phí sản xuất tăng cao, giá cả bấp bênh hay có lúc “khát” lao động đi biển nhưng vụ khai thác, đánh bắt thủy sản chính trong năm 2014, ngư dân trong tỉnh vẫn bội thu. Có điều, “quả ngọt” ấy cũng chưa mang lại cho họ niềm vui trọn vẹn khi mà tình trạng ép giá, cửa biển bồi lấp... vẫn xảy ra.

Tính chung, 82 hộ dân ở 6 xã: Phú Thọ, Phú Thành A và B, An Long, Phú Ninh và thị trấn Tràm Chim thả nuôi hơn 602ha tôm càng xanh năm 2014 đã thu hoạch được tổng sản lượng trên 350 tấn tôm. Loại 30 con/kg bán giá từ 185.000 đồng - 190.000 đồng/kg, tôm càng xanh ôm trứng từ 50 - 60 con/kg bán với giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg.

Xã Hải Phúc (Hải Hậu, Nam Định) có trên 60ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng và một số mô hình nuôi cá truyền thống, cá vược. Bám sát chủ trương của Đảng ủy, UBND xã về phát triển nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ cho hội viên phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững.

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác khuyến ngư với chuyên đề “Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tốt - VietGAP”. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên (HV) là cán bộ trạm khuyến nông, khuyến nông viên-khuyến ngư viên cơ sở trong tỉnh.