Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa thiếu nước

Chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa thiếu nước
Ngày đăng: 14/09/2015

Việc chuyển đổi này bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người nông dân, khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ hè thu. 

Mô hình được triển khai tại Hợp tác xã Tích Tường (xã Hải Lệ, Thị xã Quảng Trị) trên diện tích 02 ha. Tham gia thực hiện mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 100% giống ngô và 30% vật tư nông nghiệp. Căn cứ vào thời vụ, thời gian sinh trưởng và điều kiện canh tác, Trung tâm KNKN tỉnh đã chọn giống ngô nếp lai HN 88 đưa vào thực hiện mô hình. Đây là giống ngô lai thế hệ mới, do Công ty Giống cây trồng Trung ương nghiên cứu, lai tạo.

Theo bà con nông dân tham gia mô hình, trồng và chăm sóc giống ngô nếp lai HN 88  đơn giản như các giống ngô nếp và ngô thường.

Chi phí đầu vào không lớn, kỹ thuật đơn giản. Kết quả theo dõi cho thấy, tỷ lệ mọc đều đạt từ 80 - 90%, cây sinh trưởng khỏe và đồng đều, chiều cao cây trung bình từ 1,5 - 1,8 m.

Mặc dù thời tiết năm nay có nhiều diễn biến bất thường, nắng hạn liên tục diễn ra nhưng qua kiểm tra thực tế trên đồng ruộng, các hộ nông dân đều khẳng định giống ngô nếp lai HN 88 có ưu điểm vượt trội so với nhiều giống khác trồng tại các địa phương trong tỉnh.

Bộ rễ chân khoẻ, chống đổ tốt, chống chịu được với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng như sâu bệnh trên ngô, là giống có bẹ lá gọn, thế lá đứng, màu xanh đậm đến khi chín.

Vì vậy có thể sử dụng lá, ngọn cho chăn nuôi ngay cả khi cây đã thu hoạch bắp. Đặc biệt, giống ngô nếp HN 88 có thời gian sinh trưởng ngắn, ước tính từ lúc gieo hạt đến khi có thể cho thu hoạch bắp tươi chỉ hơn 2 tháng. Năng suất ước đạt 3 tạ/sào. Ngoài khả năng chống đổ ngã và sâu bệnh tốt, năng suất đạt cao thì giống ngô HN 88 có khả năng chịu hạn khá nên rất phù hợp với những chân ruộng không chủ động nguồn nước.


Có thể bạn quan tâm

Cây Đậu Phụng Trên Đất Bình Thuận Cây Đậu Phụng Trên Đất Bình Thuận

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới, ngoài một số ít diện tích chủ động nước sản xuất lúa, đất nông nghiệp ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) chỉ phù hợp với cây mì; song trồng mì thời gian dài làm cho đất nghèo dinh dưỡng, hiệu quả không cao. Trong điều kiện như vậy, những năm gần đây người dân chuyển sang trồng cây đậu phụng và điều đó đã giúp họ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

02/05/2013
Người Nuôi Tôm Bỏ Vụ Vì Dịch Bệnh Ở Huế Người Nuôi Tôm Bỏ Vụ Vì Dịch Bệnh Ở Huế

Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.

03/05/2013
Khuyến Khích Nông Dân Trữ Lúa Giống Theo Kỹ Thuật Mới Khuyến Khích Nông Dân Trữ Lúa Giống Theo Kỹ Thuật Mới

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.

03/05/2013
Dưa Hấu Xen Vụ Rau Màu Giúp Thoát Nghèo Ở Bến Tre Dưa Hấu Xen Vụ Rau Màu Giúp Thoát Nghèo Ở Bến Tre

Từ năm 2006, nông dân xã Thừa Đức (Bình Đại - Bến Tre) được Chi cục Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện mô hình “trồng dưa hấu trải bạt” trên đất giồng cát, thu hoạch đạt năng suất cao. Trong vài năm trở lại đây, nông dân trúng lớn nhờ áp dụng mô hình “dưa hấu trải bạt” xen vụ các loại rau màu trên đất giồng cát.

03/05/2013
Bỏ Hoang Nhiều Diện Tích Nuôi Tôm Ở Quảng Nam Bỏ Hoang Nhiều Diện Tích Nuôi Tôm Ở Quảng Nam

Quảng Nam vẫn còn 1.200 ha diện tích nuôi tôm nước lợ chưa được thả nuôi dù vụ 1/2013 đã bắt đầu từ hơn 2 tháng nay. Trong khi nông dân lúng túng trong sản xuất thì một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã không đem lại hiệu quả.

06/05/2013