Chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa thiếu nước

Việc chuyển đổi này bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người nông dân, khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ hè thu.
Mô hình được triển khai tại Hợp tác xã Tích Tường (xã Hải Lệ, Thị xã Quảng Trị) trên diện tích 02 ha. Tham gia thực hiện mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 100% giống ngô và 30% vật tư nông nghiệp. Căn cứ vào thời vụ, thời gian sinh trưởng và điều kiện canh tác, Trung tâm KNKN tỉnh đã chọn giống ngô nếp lai HN 88 đưa vào thực hiện mô hình. Đây là giống ngô lai thế hệ mới, do Công ty Giống cây trồng Trung ương nghiên cứu, lai tạo.
Theo bà con nông dân tham gia mô hình, trồng và chăm sóc giống ngô nếp lai HN 88 đơn giản như các giống ngô nếp và ngô thường.
Chi phí đầu vào không lớn, kỹ thuật đơn giản. Kết quả theo dõi cho thấy, tỷ lệ mọc đều đạt từ 80 - 90%, cây sinh trưởng khỏe và đồng đều, chiều cao cây trung bình từ 1,5 - 1,8 m.
Mặc dù thời tiết năm nay có nhiều diễn biến bất thường, nắng hạn liên tục diễn ra nhưng qua kiểm tra thực tế trên đồng ruộng, các hộ nông dân đều khẳng định giống ngô nếp lai HN 88 có ưu điểm vượt trội so với nhiều giống khác trồng tại các địa phương trong tỉnh.
Bộ rễ chân khoẻ, chống đổ tốt, chống chịu được với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng như sâu bệnh trên ngô, là giống có bẹ lá gọn, thế lá đứng, màu xanh đậm đến khi chín.
Vì vậy có thể sử dụng lá, ngọn cho chăn nuôi ngay cả khi cây đã thu hoạch bắp. Đặc biệt, giống ngô nếp HN 88 có thời gian sinh trưởng ngắn, ước tính từ lúc gieo hạt đến khi có thể cho thu hoạch bắp tươi chỉ hơn 2 tháng. Năng suất ước đạt 3 tạ/sào. Ngoài khả năng chống đổ ngã và sâu bệnh tốt, năng suất đạt cao thì giống ngô HN 88 có khả năng chịu hạn khá nên rất phù hợp với những chân ruộng không chủ động nguồn nước.
Có thể bạn quan tâm

Đây là mục tiêu đặt ra tại Quyết định 3195/QĐ-BNN-TCTS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phê duyệt Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) siêu thâm canh tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 5 tỷ đồng (trong đó ngân sách là 2.437.730.000 đồng, vốn đối ứng của dân là 2.562.270.000 đồng) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ; thời gian thực hiện 24 tháng (từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2017).

Sau khi thu hoạch tôm vụ 1, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiến hành xử lý, cải tạo ao đầm, nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường vùng nuôi đúng quy trình kỹ thuật để tiếp tục thả giống vụ 2.

Từ lâu, nghề nuôi tôm ở xã Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, nhiều hộ gia đình đã giàu lên nhờ nuôi tôm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây cứ đến thời điểm gần thu hoạch, tôm nuôi ở xã Hải Lạng lại chết do dịch bệnh. Thực trạng này đã gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ nuôi trồng thuỷ hải sản, đòi hỏi Hải Lạng cần có hướng đi phù hợp để nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển bền vững.

Trong những năm qua, nuôi thủy sản ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã có bước chuyển biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.