Chuyển đổi trồng ngô trên đất lúa thiếu nước

Việc chuyển đổi này bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người nông dân, khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ hè thu.
Mô hình được triển khai tại Hợp tác xã Tích Tường (xã Hải Lệ, Thị xã Quảng Trị) trên diện tích 02 ha. Tham gia thực hiện mô hình, các hộ nông dân được hỗ trợ 100% giống ngô và 30% vật tư nông nghiệp. Căn cứ vào thời vụ, thời gian sinh trưởng và điều kiện canh tác, Trung tâm KNKN tỉnh đã chọn giống ngô nếp lai HN 88 đưa vào thực hiện mô hình. Đây là giống ngô lai thế hệ mới, do Công ty Giống cây trồng Trung ương nghiên cứu, lai tạo.
Theo bà con nông dân tham gia mô hình, trồng và chăm sóc giống ngô nếp lai HN 88 đơn giản như các giống ngô nếp và ngô thường.
Chi phí đầu vào không lớn, kỹ thuật đơn giản. Kết quả theo dõi cho thấy, tỷ lệ mọc đều đạt từ 80 - 90%, cây sinh trưởng khỏe và đồng đều, chiều cao cây trung bình từ 1,5 - 1,8 m.
Mặc dù thời tiết năm nay có nhiều diễn biến bất thường, nắng hạn liên tục diễn ra nhưng qua kiểm tra thực tế trên đồng ruộng, các hộ nông dân đều khẳng định giống ngô nếp lai HN 88 có ưu điểm vượt trội so với nhiều giống khác trồng tại các địa phương trong tỉnh.
Bộ rễ chân khoẻ, chống đổ tốt, chống chịu được với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng như sâu bệnh trên ngô, là giống có bẹ lá gọn, thế lá đứng, màu xanh đậm đến khi chín.
Vì vậy có thể sử dụng lá, ngọn cho chăn nuôi ngay cả khi cây đã thu hoạch bắp. Đặc biệt, giống ngô nếp HN 88 có thời gian sinh trưởng ngắn, ước tính từ lúc gieo hạt đến khi có thể cho thu hoạch bắp tươi chỉ hơn 2 tháng. Năng suất ước đạt 3 tạ/sào. Ngoài khả năng chống đổ ngã và sâu bệnh tốt, năng suất đạt cao thì giống ngô HN 88 có khả năng chịu hạn khá nên rất phù hợp với những chân ruộng không chủ động nguồn nước.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu tôm và cá tra xuống thấp cùng với dịch bệnh trên tôm hoành hành từ đầu năm tới nay khiến cho nông dân cắt giảm diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lo lắng về khả năng thiếu nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu vào quí 3 sắp tới.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Với không ít yếu kém từ khâu sản xuất, chế biến tới tiêu thụ, nhiều chuyên gia đánh giá, nếu không kịp thời khắc phục, chỉ vài năm tới khi kinh tế hội nhập sâu, đường ngoại ồ ạt tràn vào, ngành mía đường Việt Nam có thể sẽ bị đánh bật khỏi “cuộc chơi” và “dâng” toàn bộ thị trường cho các DN nước ngoài.

Được coi là cường quốc xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, song Việt Nam luôn chịu cảnh “được mùa mất giá”. Tình hình này sẽ giảm bớt nếu hiệp hội ngành hàng các nước bắt tay nhau.

Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại nông sản lạ như su hào tím, cà rốt nhiều màu, khoai tây tím, bắp cải tí hon… Không chỉ là sản phẩm dùng để trưng bày, làm cảnh, nhiều mặt hàng được cho là có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.