Chuyển đổi trên 3.800 ha lúa sang trồng bắp và rau màu

Sở dĩ cây bắp có diện tích chuyển đổi nhiều do hiện nay thị trường tiêu thụ bắp khá ổn định, bắp vụ đông xuân dễ sản xuất, nhu cầu nước thấp. Các nhóm cây trồng khác như rau màu chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm nên chuyển đổi ở mức trung bình.
Địa bàn chuyển đổi mạnh nhất tập trung tại Tánh Linh, Đức Linh. Đây là hai huyện trọng điểm sản xuất bắp của tỉnh, có truyền thống trồng bắp trên đất lúa vụ đông xuân để tăng thu nhập, giảm bớt áp lực về nước tưới mùa khô. Đồng thời, vùng trồng bắp này tập trung dọc theo thung lũng sông La Ngà có độ phì nhiêu khá cao. Các huyện phía Bắc ít có diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa, phần lớn do tập quán sản xuất của người dân.
Được biết, trong buổi làm việc với Cục Trồng trọt mới đây, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & PTNT đẩy mạnh công tác hỗ trợ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch. Tăng cường ưu tiên hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho nông thôn, nhất là vùng sản xuất tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Qua đó giúp địa phương thực hiện tốt công tác chuyển đổi cây trồng ngắn ngày trên đất lúa.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình này có sự tham gia của 5-7 hộ/xã, cho diện tích tưới từ 1,2- 1,5 ha. Đây là kỹ thuật tưới hiện đại chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc, nước ngấm vào những vùng đất có sự hoạt động của rễ cây nên cây thường xuyên có nước để phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa khô.

Ông Phùng Quang Hộ - Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn), cho biết: Đến trưa ngày 3/4, tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn còn trên 200 xe vận chuyển dưa hấu (20 - 25 tấn/xe) còn ứ đọng chưa được thông quan.

Trước hết nên chọn những loại kháng sinh có khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột là chủ yếu, bà con cần chú ý các kháng sinh không hấp thu chỉ dùng kết hợp với những loại kháng có khả năng hấp thu mà không dùng đơn lẻ, xem xét tính tan của từng loại kháng sinh, thuốc trộn vào loại thức ăn nào (thức ăn dạng viên hay thức ăn tự chế)

"Chúng tôi tự hào là những người trồng chè có tiếng trong vùng, nhưng mấy năm gần đây, do yêu cầu của thị trường về sản phẩm chè sạch, chè có phẩm cấp cao, việc chế biến thủ công truyền thống đã không thể đáp ứng nổi yêu cầu này nên giá bán ra thị trường thấp." Một nông dân cho biết

Hiện trang trại của anh Bùi Việt Phương (thị trấn Nông Trường Việt Trung, Bố Trạch, Quảng Bình) có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm. Nhưng ít ai biết trang trại tiền tỷ đó được dựng nên từ... 2 bàn tay trắng.