Chuyển Đổi Ruộng Đất Ở Xã Vĩnh Quang

Là xã thuần nông, trước những năm 2000, ở Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc) bình quân mỗi hộ được giao 7 thửa đất.
Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.
Để giải quyết tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán, góp phần thực hiện cơ giới hóa, giải phóng sức lao động, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Quang đã xác định phải thực hiện cuộc “cách mạng dồn đổi ruộng đất”.
Với quyết tâm thực hiện thành công mô hình, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, Vĩnh Quang đã thực hiện thành công việc dồn điền, đổi thửa.
Sau thời gian thực hiện dồn đổi, đến nay bình quân mỗi hộ còn 5 thửa đất (trong đó có 2 thửa đất màu bãi và 3 thửa đất lúa), nhiều hộ còn tự nguyện bàn giao diện tích đất cho xã để quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện cho những hộ gia đình có cùng mô hình sản xuất dồn đổi cho nhau để tập trung đầu tư sản xuất, như quy hoạch vùng làm ngô giống, ngô thương phẩm, làm màu, chăn nuôi, làm trang trại...
Ông Tào Văn Đoan, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang, nhận định: dồn đổi ruộng đất, tạo thuận lợi cho việc đưa cơ giới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp tăng thu nhập cho người dân.
Và cái được lớn nhất sau chuyển đổi ruộng đất ở Vĩnh Quang đó là vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng phương án sát với tình hình thực tế; xã luôn đề cao công tác tuyên truyền, vận động, kiên trì thuyết phục để người nông dân hiểu được lợi ích của việc dồn đổi ruộng đất; đồng thời tạo điều kiện để người dân được bàn bạc dân chủ công khai nên đã nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân.
Cũng từ thực hiện dồn điền, đổi thửa, Vĩnh Quang đã quy hoạch lại được hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, tạo thuận tiện cho sản xuất và thu hoạch.
Hiện nay, xã đang tiếp tục vận động nhân dân tự nguyện dồn đổi ruộng đất nhằm thực hiện tốt mục tiêu về đích sớm hơn trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tích tụ ruộng đất, từng bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây hàng hóa giá trị cao; các cánh đồng mẫu lớn có diện tích từ 40 đến 50 ha trở lên, thuận tiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Huyện M’Đrak là vùng trồng mía lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Niên vụ này (2011- 2012), toàn huyện có trên 7.000 ha mía. Hiện giá mía giảm, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, cháy… khiến người trồng mía nơi đây đang đứng trước tình cảnh khó khăn.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đến giữa tháng 6, dịch bệnh trên tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại trên 35.000ha và đang diễn biến rất phức tạp.

Ngành nuôi và chế biến xuất khẩu tôm đang đứng trước khó khăn hơn bao giờ hết khi phải đối mặt với dịch bệnh ngày càng phức tạp, thị trường bị thu hẹp, thiếu vốn để sản xuất...

Trong lần thăm mô hình nuôi lươn không cần bùn ở xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Hoàng ở Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định nuôi lươn theo cách này.

Trang trại của gia đình anh Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long, xã Hoà Lâm (Ứng Hoà, Hà Nội) chỉ rộng 4 mẫu, nhưng doanh thu năm 2011 lên đến hơn 2,5 tỷ đồng.