Chuyển Đổi Ruộng Đất Ở Xã Vĩnh Quang

Là xã thuần nông, trước những năm 2000, ở Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc) bình quân mỗi hộ được giao 7 thửa đất.
Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.
Để giải quyết tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán, góp phần thực hiện cơ giới hóa, giải phóng sức lao động, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Quang đã xác định phải thực hiện cuộc “cách mạng dồn đổi ruộng đất”.
Với quyết tâm thực hiện thành công mô hình, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, Vĩnh Quang đã thực hiện thành công việc dồn điền, đổi thửa.
Sau thời gian thực hiện dồn đổi, đến nay bình quân mỗi hộ còn 5 thửa đất (trong đó có 2 thửa đất màu bãi và 3 thửa đất lúa), nhiều hộ còn tự nguyện bàn giao diện tích đất cho xã để quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện cho những hộ gia đình có cùng mô hình sản xuất dồn đổi cho nhau để tập trung đầu tư sản xuất, như quy hoạch vùng làm ngô giống, ngô thương phẩm, làm màu, chăn nuôi, làm trang trại...
Ông Tào Văn Đoan, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang, nhận định: dồn đổi ruộng đất, tạo thuận lợi cho việc đưa cơ giới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp tăng thu nhập cho người dân.
Và cái được lớn nhất sau chuyển đổi ruộng đất ở Vĩnh Quang đó là vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng phương án sát với tình hình thực tế; xã luôn đề cao công tác tuyên truyền, vận động, kiên trì thuyết phục để người nông dân hiểu được lợi ích của việc dồn đổi ruộng đất; đồng thời tạo điều kiện để người dân được bàn bạc dân chủ công khai nên đã nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân.
Cũng từ thực hiện dồn điền, đổi thửa, Vĩnh Quang đã quy hoạch lại được hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, tạo thuận tiện cho sản xuất và thu hoạch.
Hiện nay, xã đang tiếp tục vận động nhân dân tự nguyện dồn đổi ruộng đất nhằm thực hiện tốt mục tiêu về đích sớm hơn trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tích tụ ruộng đất, từng bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây hàng hóa giá trị cao; các cánh đồng mẫu lớn có diện tích từ 40 đến 50 ha trở lên, thuận tiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Hàng thập kỷ xuất khẩu ở top đầu thế giới về sản lượng nhưng gạo Việt Nam vẫn đa phần hiện diện trong các hợp đồng chính phủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực và có giá trị thấp.

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) vừa có văn bản số 1853 /QLCL-CL1 về lệnh tạm thời đình chỉ NK thủy sản và sản phẩm thủy sản từ Việt Nam vào Brazil.

Mặc dù diện tích xuống giống giảm, nhưng do thời tiết tương đối thuận lợi, lúa được giá phần nào khuyến kích nông dân đầu tư, chăm sóc nên năng suất

Việt Nam vừa thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp cho phía Philippines 200.000 tấn gạo 25% tấm với giá tương đương 475 USD/tấn; cung cấp cho phía Indonesia 200.000 tấn gạo (trong đó 50.000 tấn gạo 5% tấm với giá 443,5 USD/tấn (FOB) và 150.000 tấn gạo 15% tấm với giá 442,1 USD/tấn).

Tính đến nay, tổng diện tích mía tại khu vực phía Đông tỉnh đạt 24.000 ha, tăng gấp 10 lần so với thời điểm sau cuộc khủng hoảng mía đường năm 1999-2000, mía trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của các địa phương trong khu vực. Những năm qua, Nhà máy Đường An Khê trở thành đơn vị đầu tư, thu mua phần lớn nguyên liệu mía khu vực phía Đông.