Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Đổi Mùa Vụ Đột Phá Ở Nà Pâu

Chuyển Đổi Mùa Vụ Đột Phá Ở Nà Pâu
Ngày đăng: 22/05/2014

Ở thời điểm mà những ruộng lúa Xuân muộn vẫn còn đứng cái, hứng chịu cái nắng gắt gỏng chờ ngày trổ bông và đứng trước nguy cơ bị rầy nâu tấn công, phá hoại thì chỉ hơn chục ngày nữa thôi, người dân Nà Pâu, xã Lạc Nông (Bắc Mê) sẽ ăn mừng lúa mới. Một sự “đột phá” về chuyển đổi mùa vụ đang mang lại hiệu quả rõ nét nơi đây.

Cùng với huyện Yên Minh, Bắc Mê được nhắc đến là huyện chậm chuyển đổi mùa vụ, khi những ruộng lúa Xuân ở các vùng khác đã vào thì con gái, thì người dân Bắc Mê vẫn “ung dung” chưa xuống đồng. Tình trạng này ngoài nguyên nhân chờ đợi nước, còn có nguyên nhân từ sự trì trệ, bảo thủ, lạc hậu trong sản xuất của người dân.

Khắc phục tình trạng này, những năm qua, Bắc Mê đã có nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp về tăng cường chuyển đổi mùa vụ, dần đưa cây vụ Đông trở thành cây trồng chính; áp dụng KHKT vào sản xuất, thực hiện thâm canh; tăng hệ số sử dụng đất; nỗ lực gieo cấy đúng khung mùa vụ để đảm bảo thời gian cho sản xuất vụ Đông... trong đó mô hình chuyển đổi khung thời vụ: Lúa Xuân – lúa mùa – cây vụ Đông thực hiện tại thôn Nà Pâu với diện tích 3ha, 14 hộ dân tham gia thực hiện (UBND huyện Bắc Mê phối hợp với Sở NN&PTNT) được đánh giá cao; vụ Xuân này, Nà Pâu gieo cấy hai loại giống lúa năng suất cao là PC6 và DH1 thay thế cho các loại giống lúa thuần địa phương.

Chúng tôi về Nà Pâu một ngày nắng giữa tháng 5, những ruộng lúa trĩu bông đang chực chờ ngày gặt, người phụ nữ có tên Sầm Thị Khường không giấu nổi niềm vui: “Trước đây, vào thời điểm này lúa vẫn còn chưa trổ bông, lại còn phải chống chịu với nhiều loại dịch bệnh, có năm mất mùa.

Năm nay thì “ăn chắc” rồi, phấn khởi lắm, ngày nào cũng ra ruộng, nhìn những bông lúa chín từng ngày”. Đây mới là mô hình trình diễn thí điểm về chuyển đổi mùa vụ thôi, việc duy trì, nhân rộng là phụ thuộc vào sự thay đổi trong tư duy sản xuất bà con. (Phóng viên).

Chị Nông Thị Thoa tiếp lời: “Làm chứ, lần này làm mô hình được cấp trên hỗ trợ 50% giống, phân bón, nilông che mạ, cán bộ khuyến nông hướng dẫn quy trình kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc; lần sau thì cán bộ nói rồi, sau này tổ dịch vụ thôn sẽ cung ứng giống, phân bón trước cho bà con, đến khi gặt lúa thì trả lại, năng suất cao hơn nhiều so với cấy giống lúa thuần trước đây, lại không phải chống chịu nhiều với sâu bệnh; người dân trong thôn quyết tâm lắm rồi”.

Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê Triệu Trung Hiệp đến tận chân ruộng động viên, khuyến khích bà con tích cực tham gia chuyển đổi mùa vụ, sau này diện tích không chỉ được thực hiện ở Nà Pâu mà quyết tâm thay đổi tư duy sản xuất cũ, lạc hậu của người dân trên địa bàn toàn huyện, mang lại thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, sớm bắt kịp được với trình độ sản xuất của các huyện khác trên địa bàn tỉnh: “Thực tế lúa Nà Pâu năng suất như thế nào thì được chính bà con nhìn thấy thực tế và đồng tình ủng hộ, huyện sẽ tiếp tục có những chính sách khuyến khích để nhân rộng mô hình này, áp dụng mô hình đầu tư có thu hồi... giúp bà con yên tâm sản xuất; tuy nhiên, để thay đổi tư duy sản xuất trì trệ, không theo khung mùa vụ của người dân bằng việc áp dụng KHKT vào thâm canh, tăng năng suất... thì cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành, đặc biệt là đội ngũ khuyến nông viên cơ sở phải “cầm tay chỉ việc”, cùng xuống đồng với người dân để việc chuyển đổi mùa vụmang lại hiệu quả cao và có tính bền vững”. Anh Hiệp tâm sự.

Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện cho biết, ngay khi lúa chín rộ, huyện sẽ tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình, để lãnh đạo các xã và người dân đến tham quan, từ mùa vụ sau, việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ sẽ được chỉ đạo thực hiện trên diện rộng, ít nhất mỗi xã phải thực hiện được một mô hình điểm rồi tiếp tục nhân rộng.

Trong buổi giám sát của Thường trực HĐND tỉnh mới đây về hiệu quả thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Đức Vinh cho biết thêm: Mô hình ở Nà Pâu có thể đạt đến 70 tạ/ha.

Được biết, cùng với việc chuyển đổi mùa vụ ở Nà Pâu, những mô hình như trồng ngô xuống ruộng ở Giáp Trung, ngô hàng hóa ở Yên Phong, cánh đồng mẫu ở Yên Định và thị trấn Yên Phú, trồng dưa ở Nà Vuồng (Yên Phong), rau sạch Phú Nam... đang mang lại hiệu quả cao, giúp người dân tăng thu nhập, tạo điểm nhấn trong phát triển nông nghiệp ở Bắc Mê.

Trong cái nắng vàng rực, những thửa ruộng ở Nà Pâu dường như cũng chín nhanh hơn. Niềm vui được mùa đang hiện hữu trên những khuôn mặt khắc khổ của người nông dân. Hy vọng, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và sự hưởng ứng của người dân thì việc nhân rộng mô hình, chuyển đổi mùa vụ trên địa bàn huyện Bắc Mê sẽ không còn là câu chuyện phải đưa lên bàn giấy...


Có thể bạn quan tâm

Điểm Sáng Về Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Điểm Sáng Về Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Được hình thành và phát triển cách đây hơn 4 năm, đến nay công tác xây dựng và quản lý hoạt động của các tổ quản lý cộng đồng (QLCĐ) trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi của TX Sông Cầu (Phú Yên) vẫn không ngừng phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả bằng những hình thức hoạt động mới hơn, sáng tạo hơn nhằm thu hút bà con ngư dân ở những vùng nuôi thủy sản

26/07/2013
Giá Cao Su Xuất Khẩu Giảm Mạnh Giá Cao Su Xuất Khẩu Giảm Mạnh

Các doanh nghiệp khai thác, chế biến mủ cao su trong tỉnh đang lo lắng vì sản lượng khai thác và giá cao su xuất khẩu đang giảm mạnh, chỉ bằng 70-80% so với cùng kỳ năm trước. Theo nhận định của các doanh nghiệp cao su, tình trạng rớt giá sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, bởi nguồn cung cao su trên thế giới đang gia tăng.

26/07/2013
Giá Tôm Tăng, Doanh Nghiệp Kỳ Vọng Giá Tôm Tăng, Doanh Nghiệp Kỳ Vọng

Giá tôm đang tăng do nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường tăng. Việt Nam khắc phục được dịch bệnh gây hiện tượng tôm chết hàng loạt là những yếu tố khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm kỳ vọng nhiều hơn vào kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm.

27/07/2013
Cây Sơn Giúp Người Dân Tân An Thoát Nghèo Bền Vững Cây Sơn Giúp Người Dân Tân An Thoát Nghèo Bền Vững

Cùng với phát triển trồng rừng, nhiều năm qua cây sơn cũng đã được người dân ở một số thôn bản xã Tân An (Chiêm Hóa) đưa vào trồng. Qua thực tế trồng và chăm sóc nhiều năm cho thấy, việc trồng sơn lấy mủ đã mang lại một nguồn thu nhập ổn định, giúp cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, mở ra một hướng đi mới trong chuyển đổi cây trồng ở địa phương.

27/07/2013
Thu Nhập Từ Trồng Cam Nhiều Nông Dân Đổi Đời Thu Nhập Từ Trồng Cam Nhiều Nông Dân Đổi Đời

Vụ cam năm 2011, huyện Hàm Yên có trên 2.326 ha, năng suất bình quân 130 tạ/ha, sản lượng đạt trên 28 nghìn tấn quả, tổng giá trị thu nhập đạt trên 150 tỷ đồng. Cuối vụ, cam bán được giá, nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã có thu nhập tiền tỷ.

27/07/2013