Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Đổi Mùa Vụ Đột Phá Ở Nà Pâu

Chuyển Đổi Mùa Vụ Đột Phá Ở Nà Pâu
Ngày đăng: 22/05/2014

Ở thời điểm mà những ruộng lúa Xuân muộn vẫn còn đứng cái, hứng chịu cái nắng gắt gỏng chờ ngày trổ bông và đứng trước nguy cơ bị rầy nâu tấn công, phá hoại thì chỉ hơn chục ngày nữa thôi, người dân Nà Pâu, xã Lạc Nông (Bắc Mê) sẽ ăn mừng lúa mới. Một sự “đột phá” về chuyển đổi mùa vụ đang mang lại hiệu quả rõ nét nơi đây.

Cùng với huyện Yên Minh, Bắc Mê được nhắc đến là huyện chậm chuyển đổi mùa vụ, khi những ruộng lúa Xuân ở các vùng khác đã vào thì con gái, thì người dân Bắc Mê vẫn “ung dung” chưa xuống đồng. Tình trạng này ngoài nguyên nhân chờ đợi nước, còn có nguyên nhân từ sự trì trệ, bảo thủ, lạc hậu trong sản xuất của người dân.

Khắc phục tình trạng này, những năm qua, Bắc Mê đã có nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp về tăng cường chuyển đổi mùa vụ, dần đưa cây vụ Đông trở thành cây trồng chính; áp dụng KHKT vào sản xuất, thực hiện thâm canh; tăng hệ số sử dụng đất; nỗ lực gieo cấy đúng khung mùa vụ để đảm bảo thời gian cho sản xuất vụ Đông... trong đó mô hình chuyển đổi khung thời vụ: Lúa Xuân – lúa mùa – cây vụ Đông thực hiện tại thôn Nà Pâu với diện tích 3ha, 14 hộ dân tham gia thực hiện (UBND huyện Bắc Mê phối hợp với Sở NN&PTNT) được đánh giá cao; vụ Xuân này, Nà Pâu gieo cấy hai loại giống lúa năng suất cao là PC6 và DH1 thay thế cho các loại giống lúa thuần địa phương.

Chúng tôi về Nà Pâu một ngày nắng giữa tháng 5, những ruộng lúa trĩu bông đang chực chờ ngày gặt, người phụ nữ có tên Sầm Thị Khường không giấu nổi niềm vui: “Trước đây, vào thời điểm này lúa vẫn còn chưa trổ bông, lại còn phải chống chịu với nhiều loại dịch bệnh, có năm mất mùa.

Năm nay thì “ăn chắc” rồi, phấn khởi lắm, ngày nào cũng ra ruộng, nhìn những bông lúa chín từng ngày”. Đây mới là mô hình trình diễn thí điểm về chuyển đổi mùa vụ thôi, việc duy trì, nhân rộng là phụ thuộc vào sự thay đổi trong tư duy sản xuất bà con. (Phóng viên).

Chị Nông Thị Thoa tiếp lời: “Làm chứ, lần này làm mô hình được cấp trên hỗ trợ 50% giống, phân bón, nilông che mạ, cán bộ khuyến nông hướng dẫn quy trình kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc; lần sau thì cán bộ nói rồi, sau này tổ dịch vụ thôn sẽ cung ứng giống, phân bón trước cho bà con, đến khi gặt lúa thì trả lại, năng suất cao hơn nhiều so với cấy giống lúa thuần trước đây, lại không phải chống chịu nhiều với sâu bệnh; người dân trong thôn quyết tâm lắm rồi”.

Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê Triệu Trung Hiệp đến tận chân ruộng động viên, khuyến khích bà con tích cực tham gia chuyển đổi mùa vụ, sau này diện tích không chỉ được thực hiện ở Nà Pâu mà quyết tâm thay đổi tư duy sản xuất cũ, lạc hậu của người dân trên địa bàn toàn huyện, mang lại thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, sớm bắt kịp được với trình độ sản xuất của các huyện khác trên địa bàn tỉnh: “Thực tế lúa Nà Pâu năng suất như thế nào thì được chính bà con nhìn thấy thực tế và đồng tình ủng hộ, huyện sẽ tiếp tục có những chính sách khuyến khích để nhân rộng mô hình này, áp dụng mô hình đầu tư có thu hồi... giúp bà con yên tâm sản xuất; tuy nhiên, để thay đổi tư duy sản xuất trì trệ, không theo khung mùa vụ của người dân bằng việc áp dụng KHKT vào thâm canh, tăng năng suất... thì cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành, đặc biệt là đội ngũ khuyến nông viên cơ sở phải “cầm tay chỉ việc”, cùng xuống đồng với người dân để việc chuyển đổi mùa vụmang lại hiệu quả cao và có tính bền vững”. Anh Hiệp tâm sự.

Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện cho biết, ngay khi lúa chín rộ, huyện sẽ tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình, để lãnh đạo các xã và người dân đến tham quan, từ mùa vụ sau, việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ sẽ được chỉ đạo thực hiện trên diện rộng, ít nhất mỗi xã phải thực hiện được một mô hình điểm rồi tiếp tục nhân rộng.

Trong buổi giám sát của Thường trực HĐND tỉnh mới đây về hiệu quả thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Đức Vinh cho biết thêm: Mô hình ở Nà Pâu có thể đạt đến 70 tạ/ha.

Được biết, cùng với việc chuyển đổi mùa vụ ở Nà Pâu, những mô hình như trồng ngô xuống ruộng ở Giáp Trung, ngô hàng hóa ở Yên Phong, cánh đồng mẫu ở Yên Định và thị trấn Yên Phú, trồng dưa ở Nà Vuồng (Yên Phong), rau sạch Phú Nam... đang mang lại hiệu quả cao, giúp người dân tăng thu nhập, tạo điểm nhấn trong phát triển nông nghiệp ở Bắc Mê.

Trong cái nắng vàng rực, những thửa ruộng ở Nà Pâu dường như cũng chín nhanh hơn. Niềm vui được mùa đang hiện hữu trên những khuôn mặt khắc khổ của người nông dân. Hy vọng, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và sự hưởng ứng của người dân thì việc nhân rộng mô hình, chuyển đổi mùa vụ trên địa bàn huyện Bắc Mê sẽ không còn là câu chuyện phải đưa lên bàn giấy...


Có thể bạn quan tâm

Lào Cai Nuôi “Gà Leo Cây” Cách Làm Mới Hiệu Quả Của Đồng Bào Tày Lào Cai Nuôi “Gà Leo Cây” Cách Làm Mới Hiệu Quả Của Đồng Bào Tày

Thay vì đàn gà sẽ được lùa vào chuồng nuôi để ngủ sau một ngày thả rông trên đồi núi, thì cuối ngày gà lần lượt nhảy lên các cành cây thấp trong vườn nhà và ngủ đến sáng. Với phương pháp chăn nuôi kiểu mới này, đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng cao xã Nghĩa Đô (Bảo Yên - Lào Cai), bởi chất lượng thịt ngon, thu hút nhiều khách hàng đến mua với giá từ 120.000 -150.000 đồng/kg.

24/04/2014
Những Giải Pháp Ứng Phó Tạm Thời Bệnh Vàng Đầu Trên Cam Sành Những Giải Pháp Ứng Phó Tạm Thời Bệnh Vàng Đầu Trên Cam Sành

Thời gian qua, hiện tượng “vàng đầu” trên cam sành ngày càng diễn biến phức tạp. Từ đó đã gây hoang mang, lo lắng cho không ít nhà vườn ở huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang). Bởi loại bệnh này chưa xác định rõ nguyên nhân và chưa có thuốc khống chế hữu hiệu.

24/04/2014
Giá Xoài Giảm Mạnh, Nhà Vườn Lượm Xoài Cho... Bò Ăn Giá Xoài Giảm Mạnh, Nhà Vườn Lượm Xoài Cho... Bò Ăn

Nhiều nhà vườn kêu trời vì giá xoài hiện đang giảm mạnh. Tại chợ Vĩnh Long, xoài đổ đống giá chỉ vài ngàn đồng/kg, tại các chợ huyện Long Hồ, Mang Thít nhiều loại xoài giá chỉ từ 5.000- 10.000 đ/kg. Theo các thương lái, xoài đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng chỉ tiêu thụ nội địa nên thị trường “ăn không hết”.

24/04/2014
Sẽ Sản Xuất Giống Lúa 800 USD/tấn Cơ Hội “Thăng Hạng” Cho Gạo Việt Sẽ Sản Xuất Giống Lúa 800 USD/tấn Cơ Hội “Thăng Hạng” Cho Gạo Việt

Một số doanh nghiệp cho biết, hiện nay Việt Nam đã dư sức sản xuất những giống lúa thơm chất lượng cao để làm ra gạo trị giá 600 - 800 USD/tấn.

24/04/2014
Lập Hội Nuôi Tôm Để Làm Giàu, Giảm Rủi Ro Lập Hội Nuôi Tôm Để Làm Giàu, Giảm Rủi Ro

Thay vì sản xuất tự phát, manh mún, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định đã tập hợp lại thành CLB Nuôi trồng thủy sản 2, để các thành viên liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế thấp nhất rủi roi...

24/04/2014