Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Đổi Mô Hình Trồng Cây Xạ Đen Trên Đất Trung Du

Chuyển Đổi Mô Hình Trồng Cây Xạ Đen Trên Đất Trung Du
Ngày đăng: 29/06/2013

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.

Từ lâu, cây xạ đen (Celastrus hindsu Benth), dân gian thường gọi là cây dây gổi, quả nâu,… được xem là một loại cây thuốc nam mọc tự nhiên trong các khu rừng già của nước ta. Cây xạ đen không chỉ có tác dụng về mặt y học trong việc chữa trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, ung thư mà còn có giá trị về mặt kinh tế.

Và đây cũng là loại cây xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương. Có một hộ gia đình trong mấy năm qua đã mạnh dạn trồng loại cây này trên mảnh đất quê. Đó là gia đình ông Nguyễn Văn Sơn ở khu 3 xã Ấm Hạ- Hạ Hoà- Phú Thọ.

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình. Không do dự trước việc loại cây quý hiếm này có sống và phát triển ở đất lạ hay không, ông Sơn lặn lội sang Hoà Bình, nơi có nhiều giống cây xạ đen để mua cây giống. Quyết tâm đưa cây xạ đen về vùng đất trung du Phú Thọ.

Với đặc tính sinh học của cây xạ đen đây là loại cây dạng bụi leo, dễ trồng, không "khó tính" như một số loại cây khác nên cây xạ đen khi đặt vào hai thửa ruộng hơn 2 sào của nhà ông Sơn lập tức bén rễ sau vài tuần. Mầm non của cây xạ đen mọc tua tủa chuẩn bị leo giàn.

Khi cây xạ đen đã lên thành dạng dây dài 3- 10 m, ông Sơn tận dụng cành tre và thân các cây cau, cây sấu... dùng làm giàn leo cho cây xạ. Dần dần, hai thửa ruộng của gia đình ông Sơn đã là một khu vườn xanh tốt những cành lá xạ đen với hơn 200 gốc.

Đến mùa thu hoạch xạ đen, gia đình ông Sơn cũng học và thực hiện chế biến sản phẩm của cây xạ đen ngay tại ruộng nhà. Thân và cành cây xạ đen được chặt về phơi khô, chặt ngắn bằng hai đốt tay, lá xạ đen phơi khô tất cả cho lên chảo sao vàng thơm để dùng làm thuốc nam.

Trong thời gian đầu, các sản phẩm từ cây xạ đen mặc dù thị trường tiêu thụ rất lớn song gia đình ông Sơn không bán nơi xa mà bán cho nhân dân quanh vùng nhằm một mặt để cho nhân dân hiểu được công năng và tác dụng của loại cây quí này đồng thời tuyên truyền cho dân về cách thức trồng xạ đen.

Những năm sau, sản phẩm xạ đen của gia đình ông Sơn được bán cho thị trường ở xa với giá trị kinh tế hấp dẫn. Với giá thị trường trong mấy năm nay, loại cành và thân xạ đen mà gia đình ông Sơn bán được với giá trung bình giao động từ 120.000-150.000 đồng/kg, còn sản phẩm từ lá khô có giá từ 150.000- 170.000 đồng/kg. Điều đó góp phần tăng giá trị thu nhập cho gia đình ông trong những năm qua.

Hiện nay, cây xạ đen ngày càng bén rễ, càng "thuỷ chung" với ruộng đất của gia đình ông Sơn. Còn ông Sơn một mặt vẫn kiên trì và phát triển vườn cây quí này, mặt khác, ông không ngừng tuyên truyền và hướng dẫn dân làng trồng loại cây thuốc "cứu người" này ở vườn nhà.


Có thể bạn quan tâm

Giá Mì Khô Chỉ 3.500 Đồng/kg Giá Mì Khô Chỉ 3.500 Đồng/kg

Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...

02/02/2015
An Giang Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Trong Lồng Vèo An Giang Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Trong Lồng Vèo

Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.

02/02/2015
Nông Dân Vĩnh Châu Bước Vào Vụ Nuôi Artemia 2015 Nông Dân Vĩnh Châu Bước Vào Vụ Nuôi Artemia 2015

Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.

02/02/2015
Thu Tiền Tỷ Từ Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ Từ Nuôi Ong Lấy Mật

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

02/02/2015
Hồi Sinh Một Thương Hiệu Hồi Sinh Một Thương Hiệu

Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.

02/02/2015