Chuyển Đổi Gần 2.000 Ha Đất Lúa, Mía Sang Trồng Các Cây Trồng Có Giá Trị Kinh Tế Cao Hơn

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo chuyển biến bước đầu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2014, huyện Thọ Xuân đã thực hiện rà soát và cho chuyển đổi 1.967 ha đất trồng lúa ở vùng khó tưới và đất mía vùng bãi kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu có giá trị; trong đó, đất lúa ở vùng khó tưới được chuyển đổi là 938 ha, còn diện tích đất mía vùng bãi là 1.029 ha.
Diện tích chuyển đổi được huyện định hướng trồng các cây trồng giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, như: ngô dày dùng phục vụ chăn nuôi, ngô thương phẩm, ớt kim chỉ thiên xuất khẩu, bí xanh, dưa bao tử, cà chua bi, bắp cải Nhật... Theo tính toán của các hộ dân, sau khi chuyển đổi, hiệu quả kinh tế đạt cao hơn từ 3 đến 4 lần so với trước đây.
Từ hiệu quả trên, huyện Thọ Xuân đang tiếp tục cho rà soát, quy hoạch diện tích đất trồng lúa, trồng mía kém hiệu quả để thực hiện chuyển đổi. Dự kiến, đến năm 2020, sẽ chuyển đổi khoảng 1.500 ha đất mía và 1.200 ha lúa năng suất thấp sang trồng các loại cây có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Nguồn bái viết gốc: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131289/Huyen-Tho-Xuan:-Chuyen-doi-gan-2000-ha-dat-lua,-mia-sang-trong-cac-cay-trong-co-gia-tri-kinh-te-cao-hon
Có thể bạn quan tâm

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nông dân ở “vựa tôm” phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi tôm nuôi liên tiếp bị thiệt hại, nợ tiền đại lý thức ăn, nợ ngân hàng, đẩy hàng loạt hộ vào cảnh khốn đốn.

Bến Tre là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, hàng ngàn hộ dân nông thôn trong tỉnh chọn nuôi gia súc là kinh tế chính của gia đình. Tuy nhiên, tình trạng chất thải trong chăn nuôi hầu như không được xử lý ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ làm ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Gần đây phương pháp nuôi heo trên đệm lót sinh thái hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường được một số hộ dân trong tỉnh áp dụng thành công, mở ra một hướng mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh.

Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thực hiện thí điểm mô hình sản xuất hẹ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Phục Nhứt.

Sinh ra ở vùng quê Lĩnh Nam, Hoàng Mai - nơi có truyền thống trồng rau của Hà Nội, nhưng anh Lê Hồng Ngọc (sinh năm 1980) lại chọn cho mình hướng đi riêng, đó là trồng cây ăn quả.

Năm 2013, huyện Phú Lương có kế hoạch trồng mới và trồng lại 200 ha chè. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai sớm việc đăng ký lấy cây giống và chuẩn bị tốt diện tích đất trồng.