Chuyển Đổi Gần 2.000 Ha Đất Lúa, Mía Sang Trồng Các Cây Trồng Có Giá Trị Kinh Tế Cao Hơn

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo chuyển biến bước đầu trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2014, huyện Thọ Xuân đã thực hiện rà soát và cho chuyển đổi 1.967 ha đất trồng lúa ở vùng khó tưới và đất mía vùng bãi kém hiệu quả sang trồng các loại rau màu có giá trị; trong đó, đất lúa ở vùng khó tưới được chuyển đổi là 938 ha, còn diện tích đất mía vùng bãi là 1.029 ha.
Diện tích chuyển đổi được huyện định hướng trồng các cây trồng giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, như: ngô dày dùng phục vụ chăn nuôi, ngô thương phẩm, ớt kim chỉ thiên xuất khẩu, bí xanh, dưa bao tử, cà chua bi, bắp cải Nhật... Theo tính toán của các hộ dân, sau khi chuyển đổi, hiệu quả kinh tế đạt cao hơn từ 3 đến 4 lần so với trước đây.
Từ hiệu quả trên, huyện Thọ Xuân đang tiếp tục cho rà soát, quy hoạch diện tích đất trồng lúa, trồng mía kém hiệu quả để thực hiện chuyển đổi. Dự kiến, đến năm 2020, sẽ chuyển đổi khoảng 1.500 ha đất mía và 1.200 ha lúa năng suất thấp sang trồng các loại cây có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Nguồn bái viết gốc: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131289/Huyen-Tho-Xuan:-Chuyen-doi-gan-2000-ha-dat-lua,-mia-sang-trong-cac-cay-trong-co-gia-tri-kinh-te-cao-hon
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Quảng Bình đã nhập nuôi khảo nghiệm và nhân giống thành công gà Sao thương phẩm (hay còn gọi là sao Lôi, gà Nhật, gà Phi hay chim trĩ châu Phi).

Trong vụ 1 nuôi tôm chân trắng năm 2013, người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã thả nuôi 2.000 ha, chiếm 50% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh. Những địa phương có diện tích thả nuôi lớn là: Ninh Hòa, Vạn Ninh. Vụ nuôi này, người nuôi tôm đã có sự đầu tư, quản lý chặt từ con giống đến môi trường nước, chất lượng thức ăn.

Nông nghiệp đô thị (NNĐT) Bình Dương thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong thời gian tới, NNĐT sẽ có những bước phát triển mới nhờ các chính sách hỗ trợ tích cực hơn từ các ngành chức năng.

Dọc theo con đường ven biển từ Đức Chánh đến Đức Phong - vùng nuôi tôm tập trung của huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), chúng tôi không còn thấy sự bận rộn, hồ hởi của người dân nơi đây khi các hồ tôm đã cạn nước, trơ đáy mặc dù đang vào vụ nuôi tôm chính trong năm...

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.