Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Đổi Gần 100 Ha Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Các Loại Cây Có Giá Trị Kinh Tế Cao

Chuyển Đổi Gần 100 Ha Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Các Loại Cây Có Giá Trị Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 07/03/2015

Thực hiện nghị quyết của HĐND TP Thanh Hóa về chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, rau, cỏ chăn nuôi, trồng lúa kết hợp với nuôi thủy sản giai đoạn 2014 – 2020, thời gian qua, TP Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo các xã, phường, các HTX sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển một phần diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.

Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.

Thông tin từ Văn phòng UBND thành phố, hết năm 2014, thành phố đã chuyển đổi được gần 100 ha. Trong đó, chuyển từ vùng sản xuất lúa gặp khó khăn về thủy lợi sang trồng các loại cây trồng khác 53,5 ha; chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản 38,7 ha.

Theo tính toán, với việc sản xuất tập trung, ứng dụng tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa đơn thuần. Có mô hình đạt 100 triệu đồng/ha/năm, riêng trồng hoa đạt 150 triệu đồng/ha/năm...

Từ kết quả đạt được, năm 2015, thành phố tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi từ 1.000 đến 1.500 ha đất trồng các loại cây kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi, trang trại, nuôi trồng thủy sản... có giá trị kinh tế cao.

TP Thanh  Hóa cũng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi các cho doanh nghiệp và những hộ có nhu cầu tích tụ đất đai đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; tổ chức dồn điền, đổi thửa và giao đất nhanh cho những hộ thực sự có nhu cầu để phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Thị Xã Quảng Yên (Quảng Ninh) Thả 40 Vạn Tôm Giống Về Tự Nhiên Thị Xã Quảng Yên (Quảng Ninh) Thả 40 Vạn Tôm Giống Về Tự Nhiên

Nhân kỷ niệm ngày truyền thống ngành thuỷ sản Việt Nam, ngày 1-4, tại khu bến Giang, phường Tân An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã tổ chức lễ mít tinh ôn lại truyền thống của ngành và thực hiện thả cá giống xuống vùng nước tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

02/04/2014
Tay Trắng Thu Bạc Tỷ Nhờ Nuôi Ốc Hương Trên Đảo Ngọc Tay Trắng Thu Bạc Tỷ Nhờ Nuôi Ốc Hương Trên Đảo Ngọc

Ông Ba Nhàn nhớ lại, năm 2005 gia đình ông từ Rạch Giá (Kiên Giang) ra sống trên đất đảo hoang sơ. Tại đây, ông chỉ xin được khoảnh đất nhỏ đủ cất được cái nhà trú mưa trú nắng cho vợ con sinh sống. Ông Ba Nhàn làm nghề đi tàu biển thuê. Mỗi lần tàu cập bến, chủ tàu cho phân loại các loài thủy hải sản để bán.

24/07/2014
Hòa Bình: Xây Dựng Thương Hiệu Cho Ngành Chăn Nuôi Hòa Bình: Xây Dựng Thương Hiệu Cho Ngành Chăn Nuôi

Ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi trong nông hộ có thể phát triển chăn nuôi một số con nuôi đặc sản như lợn bản địa, don, nhím. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh gồm gần 105.000 con trâu, bò, dê, hơn 5,3 triệu con gà, vịt.

02/04/2014
Các Đối Tượng Bơm Tạp Chất Vào Tôm Đối Phó Ngày Càng Tinh Vi Các Đối Tượng Bơm Tạp Chất Vào Tôm Đối Phó Ngày Càng Tinh Vi

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, các cơ sở thu mua tôm sú nguyên liệu thường tổ chức người canh gác, tập trung hàng hoá ở những địa bàn phức tạp, sâu trong những đoạn kênh rạch xa xôi, hẻo lánh, thậm chí vừa chở hàng trên sông vừa bơm chích tạp chất vào tôm.

25/07/2014
Làm Giàu Từ Mô Hình Vườn Rừng Tầm Vông Làm Giàu Từ Mô Hình Vườn Rừng Tầm Vông

Năm 1984, rời Đà Lạt, ông Ngô Tuất (1945) xuống thôn Hương Thủy, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh với quyết tâm phát triển sản xuất để nuôi 4 con nhỏ trưởng thành. Buổi đầu vợ chồng ông bà làm ruộng lúa, hoa màu, đậu đỗ và trồng dâu nuôi tằm trên diện tích vườn 3,1 ha tự khai phá mà có.

02/04/2014