Chuyển Đổi Gần 100 Ha Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Các Loại Cây Có Giá Trị Kinh Tế Cao

Thực hiện nghị quyết của HĐND TP Thanh Hóa về chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, rau, cỏ chăn nuôi, trồng lúa kết hợp với nuôi thủy sản giai đoạn 2014 – 2020, thời gian qua, TP Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo các xã, phường, các HTX sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển một phần diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.
Thông tin từ Văn phòng UBND thành phố, hết năm 2014, thành phố đã chuyển đổi được gần 100 ha. Trong đó, chuyển từ vùng sản xuất lúa gặp khó khăn về thủy lợi sang trồng các loại cây trồng khác 53,5 ha; chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang chăn nuôi trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản 38,7 ha.
Theo tính toán, với việc sản xuất tập trung, ứng dụng tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa đơn thuần. Có mô hình đạt 100 triệu đồng/ha/năm, riêng trồng hoa đạt 150 triệu đồng/ha/năm...
Từ kết quả đạt được, năm 2015, thành phố tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi từ 1.000 đến 1.500 ha đất trồng các loại cây kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi, trang trại, nuôi trồng thủy sản... có giá trị kinh tế cao.
TP Thanh Hóa cũng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi các cho doanh nghiệp và những hộ có nhu cầu tích tụ đất đai đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; tổ chức dồn điền, đổi thửa và giao đất nhanh cho những hộ thực sự có nhu cầu để phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Sau Lễ khai cửa biển đầu năm, ngư dân xã Phước Diêm và Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) phát hiện có luồng cá chủ yếu là cá cơm, cá trích và mực nhỏ. Chiều mùng 3 tết Âm lịch, hầu hết các thuyền của ngư dân của 2 xã đồng loạt ra quân khai thác nên đạt sản lượng khá cao, đây là tín hiệu đáng mừng, đánh dấu một mùa vụ thuận lợi trong năm mới.

Tốt nghiệp khoa Kinh tế xây dựng Trường đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, Văn Tấn Thanh Tùng (SN 1984) ở khu phố Phú Hiệp 2, thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa, Phú Yên) về quê lập nghiệp bằng cách nuôi tôm. Đến nay, mỗi năm anh lãi hàng tỉ đồng từ nuôi tôm và trở thành “đại gia” tôm thẻ chân trắng ở vùng cát này. Anh là một trong bốn thanh niên tiêu biểu trong toàn quốc vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen.

Trắm đen là một trong số các loại cá đặc sản nước ngọt không những có chất lượng thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có một số tác dụng tốt trong y học nên được người dân ưa chuộng. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, giá thành trên thị trường cao, từ 120.000-140.000 đồng/kg, các mô hình nuôi cá trắm đen đã đem lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Cá ngừ đại dương Phú Yên có mặt trong 10 đặc sản, hải sản nổi tiếng mà Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố. Nghề khai thác cá ngừ đang là nghề khai thác chính của 35.000 ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Phú Yên là tỉnh có sản lượng khai thác cá ngừ đại dương lớn nhất.

Tổng sản lượng thủy sản của Đồng Nai đề ra theo kế hoạch năm 2015 đạt khoảng 50 ngàn tấn. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi đạt 46.800 tấn, gồm: cá 38 ngàn tấn, tôm 7.500 tấn, các loại thủy sản khác 1.300 tấn... Riêng sản lượng thủy sản khai thác ngoài tự nhiên còn khoảng 3.200 tấn, giảm gần 50% so với năm 2014.