Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển đổi để tăng trưởng bền vững

Chuyển đổi để tăng trưởng bền vững
Ngày đăng: 27/10/2015

Vừa qua, Bộ KH-CN phối hợp với Sở KH-CN Đồng Tháp tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Vai trò của KH-CN trong tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng bền vững ở ĐBSCL” thu hút nhiều DN và nông dân tham dự.

Thực tế cho thấy, vùng ĐBSCL có nhiều tiềm năng, thế mạnh lớn về các sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, trình độ lao động, hệ thống cơ sở hạ tầng, quy trình SX, tiêu thụ đến XK sản phẩm còn thiếu và yếu...

Trước yêu cầu của quá trình hội nhập, đặc biệt là cuối năm nay, khi cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức thành lập, thì các sản phẩm nông nghiệp của vùng cần có giải pháp vừa mang tính đột phá vừa đảm bảo sự phát triển lâu dài thúc đẩy tính cạnh tranh trên thị trường ASEAN và thế giới.

Do đó, việc ứng dụng KH-CN là giải pháp quan trọng giúp toàn vùng nâng cao hiệu quả SX và XK nhiều mặt hàng đáp ứng yêu cầu trên.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển KH-CN địa phương (Bộ KH-CN) khẳng định, việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) là sự tiến bộ của công nghệ và sự thay đổi của thị trường làm thay đổi chi phí SX trong phạm vi quốc gia và vùng, cũng như trong từng DN.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao trình độ công nghệ, trình độ tổ chức, quản lý và phân bố nguồn lực hợp lý, mở rộng quy mô để nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Trong tái cơ cấu kinh tế, KH-CN đã được xác định là động lực then chốt để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, tỉnh đã xác định 5 ngành hàng chủ lực để TCCNN là lúa gạo, xoài, hoa kiểng, vịt và cá tra.

Nhưng để triển khai có hiệu quả 5 ngành hàng này, cần đặt ra và làm rõ vấn đề KH-CN phải làm gì, làm từ đâu, làm như thế nào cho từng ngành hàng cụ thể, để đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn.

Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý cùng thảo luận, trao đổi để tìm lời giải hợp lý nhất cho những vấn đề mà thực tiễn đề ra, qua đó góp phần thực hiện thành công TCCNN gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng bền vững.

"Đồng Tháp đang tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả SX cây, con chủ lực, hình thành vùng SX tập trung, quy mô lớn; xây dựng mô hình SX hiệu quả ở các xã nông thôn mới, các HTX và tổ hợp tác", ông Quốc nhấn mạnh.

Hiện các tỉnh ĐBSCL đã có đề án TCCNN thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với tình hình thực tế vùng, địa phương.

Các hướng phát triển lớn là hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp...

đang mở ra hướng đột phá trong SX nông nghiệp để tiến đến giai đoạn SX được nhiều hơn trong điều kiện sử dụng tài nguyên ít hơn.

Từ thực tế này, ông Nguyễn Hồng Hà cho biết thêm, việc đẩy mạnh ứng dụng KH-CN, đặc biệt là công nghệ cao vào SX để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu được đặt ra và đang được triển khai trong thực tiễn. 

Cụ thể là việc nâng cao năng lực chế biến, bảo quản theo hướng hiện đại, góp phần hữu hiệu giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản nhất là lúa, gạo.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho rằng, để ngành SX rau quả phát triển tốt và tăng trưởng bền vững, cần tổ chức một cách bài bản, nghiêm túc và hiệu quả theo hướng SX hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo chất lượng cao, đồng đều, liên tục. 

Trong đó, đầu tư mạnh mẽ việc nghiên cứu kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch cho sản phẩm tươi, ứng dụng KH-CN để rút ngắn thời gian tạo giống mới và công tác bảo hộ giống.

Còn ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở KH-CN Đồng Tháp nhận định: Việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thời gian qua tại Đồng Tháp đã mang lại hiệu quả cao, nhất là trên các lĩnh vực thế mạnh như lúa, cây ăn trái, hoa kiểng, thủy sản, góp phần thực hiện thành công TCCNN.

Cũng theo ông Quốc, thời gian tới, Sở KH-CN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, các ngành, các cấp để lựa chọn nội dung nghiên cứu, ứng dụng phục vụ phát triển KT-XH địa phương, trọng tâm là phát triển KH-CN phục vụ tái cơ cấu kinh tế gắn mô hình tăng trưởng cho tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Thêm Động Lực Cho Người Nuôi Tôm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Thêm Động Lực Cho Người Nuôi Tôm

Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Chính phủ. BHNN như nguồn động lực lớn khích lệ nông dân mạnh dạn đầu tư, tăng năng suất, sản lượng, bảo đảm tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường

01/04/2013
Khuyến Khích Chuyển Nuôi Cá Tra Sang Nuôi Đối Tượng Khác Ở Vĩnh Long Khuyến Khích Chuyển Nuôi Cá Tra Sang Nuôi Đối Tượng Khác Ở Vĩnh Long

Trước những khó khăn của nghề nuôi cá tra trong tỉnh Vĩnh Long do ảnh hưởng của giá cả đầu ra giảm, thấp hơn giá thành sản xuất, giá thức ăn, thuốc thủy sản tăng cao, người nuôi thua lỗ kéo dài, nhất là kể từ giữa tháng 3/2013, thông tin Bộ Thương Mại Mỹ áp mức thuế chống phá giá rất cao đối với các sản phẩm cá tra phi lê nhập khẩu từ Việt Nam, giá mua giảm sâu so với giá thành rất nhiều, làm cho kế hoạch thả lứa cá mới của một số nông dân phải tạm dừng lại.

01/04/2013
Tăng Cường Kiểm Soát, Chống Buôn Lậu Thủy Sản Tăng Cường Kiểm Soát, Chống Buôn Lậu Thủy Sản

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có kế hoạch đấu tranh, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vận chuyển, buôn bán các mặt hàng thủy sản nhập lậu, không qua kiểm dịch. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh có trách nghiệm chỉ đạo các cơ quan trực thuộc kiểm tra những điểm kinh doanh, buôn bán, phương tiện vận chuyển các mặt hàng thủy sản, kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập thủy sản; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; đồng thời tuyên truyền người dân không tiêu thụ các sản phẩm thủy sản nhập lậu, không qua kiểm dịch...

04/07/2013
Heo Giảm Giá, Chăn Nuôi Nhỏ Khốn Đốn Ở Đồng Nai Heo Giảm Giá, Chăn Nuôi Nhỏ Khốn Đốn Ở Đồng Nai

Giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh đã khiến nhiều nông dân Xuân Lộc (Đồng Nai) thua lỗ nặng, một số hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi để chuồng trống.

01/04/2013
Tôm Thẻ Chân Trắng Giảm Giá Tuần Qua Tôm Thẻ Chân Trắng Giảm Giá Tuần Qua

Tuần qua, giá tôm thẻ chân trắng tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm 1.000 đồng/kg sau khi tăng liên tiếp từ đầu tháng 6, giao động từ 88.000 đồng/kg đến 121.000 đồng/kg tùy loại.

04/07/2013