Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản

Trong kế hoạch tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, huyện xác định, thuỷ sản phải giúp nông dân làm giàu, nhưng phải có lộ trình, hướng đi không ngừng cải tiến.
Tích luỹ dần kiến thức
Ông Nguyễn Văn Vương, ấp 4, xã Hàng Vịnh, chia sẻ: “Sau hơn 6 năm thử nghiệm nuôi quảng canh cải tiến, tôi thấy hiệu quả cao hơn nuôi tôm truyền thống. Cách nuôi cũng không khó, chỉ cần cải tạo ao nuôi, xử lý nước và chọn giống tốt thì khả năng đạt sẽ cao. Ðiều quan trọng là ít xổ vuông để nguồn nước ổn định và tránh lấy nước trong thời điểm nông dân cải tạo ao đầm vì nguồn nước dễ bị ô nhiễm.
Ngoài ra, trong xử lý nước bằng men vi sinh thường xuất hiện rong, vì vậy tôi thả cá đối. Cá đối vừa tạo được ô-xy trong vuông, vừa ăn rong”.
Ông Nguyễn Trường Sơn, ấp Cây Thơ, xã Ðất Mới, cho rằng, ngành chuyên môn cần đổi mới hình thức chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân bằng những lớp học cụ thể để nông dân rút kinh nghiệm thực tế từ mô hình. Ngoài ra, khi áp dụng không hiệu quả cũng cần phải phân tích nguyên nhân để nông dân biết. Ðã qua, có nhiều mô hình áp dụng không hiệu quả cũng chưa thấy ngành chuyên môn phân tích và lý giải cho nông dân hiểu.
Theo ông Trần Thanh Thoảng, Phó Chủ tịch UBND xã Ðất Mới, việc hướng dẫn nông dân ứng dụng kỹ thuật trong nuôi thuỷ sản phải đẩy mạnh hơn nữa, vì hiện nay việc nuôi tôm, cua của nông dân khó khăn cả về con giống, môi trường và quá trình nuôi. Nếu ngành chuyên môn không sớm có giải pháp, để nông dân “tự bơi” như thời gian qua, năng suất sẽ có nguy cơ sụt giảm và hành trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng là bài toán không dễ chút nào.
Thực hiện Ðề án Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau, năm 2015, huyện Năm Căn bắt tay chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế thuỷ sản. Ðiều quan trọng là tìm ra những mô hình hiệu quả, bền vững, phù hợp với vùng đất để nhân rộng, đồng thời áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao sản lượng tôm, cua nuôi trên cùng diện tích. Bên cạnh đó, tìm giải pháp cho những mô hình không đạt hiệu quả để có hướng chỉ đạo khắc phục.
Sát cánh cùng nông dân
Diện tích nuôi thuỷ sản toàn huyện trên 25.000 ha, nhưng năng suất thuộc dạng trung bình, mỗi héc-ta chỉ đạt khoảng 500 kg thuỷ sản các loại. Năm 2014, toàn huyện chỉ đạt hơn 25.000 tấn, trong đó tôm công nghiệp chiếm sản lượng không nhỏ. 3 tháng đầu năm 2015, dù là thời điểm mùa vụ chính trong năm, nhưng chỉ được trên 7.000 tấn, đạt gần 22% so với kế hoạch năm.
Ông Trương Quốc Duẩn, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Ngành đang đẩy mạnh mục tiêu tái cơ cấu sản xuất theo chỉ đạo của UBND huyện về thế mạnh nuôi thuỷ sản, loại bỏ những mô hình kém hiệu quả, nhân rộng những mô hình phát triển bền vững trong thời gian qua. Tập trung sản xuất, tránh tình trạng phát động sản xuất manh mún. Song song với phát triển nuôi tôm công nghiệp, phát triển bền vững nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm - rừng; một số mô hình tổng hợp như: tôm, cua, sò, vọp… Tiếp tục thí điểm tìm giải pháp để nâng cao sản lượng cho nông dân bằng việc hướng dẫn nông dân ứng dụng kỹ thuật mới”.
Ông Trần Ðoàn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, nhận định: “Phải hiểu nông dân đang cần gì để có hướng giúp đỡ. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật của nông dân chưa thật sự mang lại hiệu quả, chủ yếu là kinh nghiệm nhà nông, nên đôi khi những tác động từ môi trường, nguồn giống không phát hiện và xử lý kịp thời dẫn đến thất mùa.
Bên cạnh đó, ngành chuyên môn chưa thật sự sâu sát với Nhân dân, mô hình bền vững chưa được triển khai sâu rộng. Hình thức triển khai ứng dụng khoa học tiếp tục phải thay đổi theo nhu cầu thực tế của nông dân, ngành nông nghiệp phải vào cuộc sâu sát hơn nữa để giúp nông dân. Mặt khác, UBND huyện sẽ tận dụng mọi nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, tỉnh để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật làm bàn đỡ giúp nông dân ổn định đầu ra sản phẩm”.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 11.2014 đến nay, ngư dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã đánh bắt được trên 45.000 con tôm hùm giống (THG) các loại, tăng gấp 3 lần so với cùng vụ năm trước, cao nhất từ trước tới nay ở địa phương. Trong đó, chủ yếu tôm sao, chiếm trên 90%.

Năm qua, toàn tỉnh Bến Tre có diện tích nuôi thủy sản trên 47 ngàn héc-ta, đạt 106%. Trong đó, diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống quay vòng được gần 10,7 ngàn héc-ta (tôm sú gần 1,5 ngàn héc-ta; tôm chân trắng trên 9,2 ngàn héc-ta); diện tích nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa trên 25 ngàn héc-ta, đạt 100% kế hoạch năm.

Anh Hưng kể: “Khi thả cần được một lúc thì cá cắn câu với một lực rất mạnh. Theo kinh nghiệm, biết đây là cá lớn nên tôi đã gọi nhóm anh em đi câu cùng đến giúp; và phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ “vật lộn”, nhóm tôi mới lôi được con cá lên khỏi mặt nước”.

Năm 2014, nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trên đàn vật nuôi, nhất là các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh trên gia súc nên tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Nhơn Hải là một trong ba xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Xác định việc được hưởng lợi từ dự án là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nên địa phương đã tập trung triển khai hợp phần hỗ trợ sản xuất có hiệu quả.