Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả
Ngày đăng: 17/06/2015

Để nâng cao hiệu suất sử dụng đất trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng, hạn hán tiếp tục diễn ra, huyện Phước Sơn vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn cây trồng thế mạnh để phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Theo đó, địa phương chuyển đổi những diện tích đất lúa thiếu nước sang trồng bắp tại xã Phước Xuân và Phước Hiệp. Vụ đông xuân vừa qua, các địa phương này đã trồng hơn 10ha bắp, năng suất đạt 70 tạ/ha, giá trị kinh tế cao gần gấp đôi so với trồng lúa nước. Sau thành công của vụ đông xuân, vụ hè thu này, được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, người dân ở các xã có ruộng lúa thiếu nước của huyện đã mở rộng diện tích trồng bắp lên khoảng hơn 100ha. Ngoài ra, nông dân còn trồng khoảng 195ha sắn xen canh với lúa rẫy cũng đem lại thu nhập đáng kể.

Tại các xã ở vùng trung và thấp như Phước Năng, Phước Mỹ, Phước Đức, huyện chủ trương chuyển đổi một số diện tích trồng keo sang trồng bời lời. Ông Hồ Văn Dẻo (thôn 3, Phước Năng) cho biết: “Nhờ 2ha trồng bời lời mà gia đình thoát khỏi hộ nghèo. Năm 2013, gia đình thu hoạch lứa đầu tiên được 80 triệu đồng, cuối năm nay diện tích trên tiếp tục cho thu hoạch. Đầu ra ổn định, do vậy hiệu quả của cây bời lời cao hơn cây keo nhiều”. Hiện diện tích bời lời của huyện Phước Sơn khoảng hơn 300ha, dự tích đến năm 2017 sẽ mở rộng thêm 1.000ha nữa. Vùng cao tiếp tục trồng thêm diện tích quế và mở rộng trồng cây dược liệu như sâm dây, sâm bảy lá hoa…

Ngoài trồng bắp và phát triển kinh tế rừng, huyện Phước Sơn cũng chủ trương cho người dân hạn chế trồng cây keo trên những vùng đất bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Số diện tích này được chuyển sang trồng rau màu như đậu phụng, đậu xanh, ớt, dưa, bí…, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên hơn.

Ông Nguyễn Phiếm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phước Sơn cho biết, những năm qua, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nên kinh tế nông nghiệp có những chuyển biến tích cực. Huyện đã tổ chức nhiều đợt tham quan để nông dân học hỏi kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa các cây con, giống mới vào sản xuất.

Nhờ vậy nhiều hộ nông dân đã đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, địa phương còn lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cây, con giống, vật tư phục vụ sản xuất từ nguồn ngân sách huyện và chương trình mục tiêu quốc gia; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các hộ nông dân, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông… đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đẩy mạnh sản xuất.

“Có thể nói, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn đang có những hướng đi tích cực, giúp nông dân cải thiện thu nhập từ sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo tại địa phương” – ông Phiếm nói.


Có thể bạn quan tâm

Giá Cá Bống Tượng “Nóng” Giá Cá Bống Tượng “Nóng”

Theo một số hộ dân nuôi cá bống tượng tại xã Tân Thành, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau giá cá bống tượng thời điểm này năm trước chưa đến 200 ngàn đồng/kg, làm nhiều hộ nuôi khốn đốn.

30/09/2014
Rau Câu, Nguồn Thu Nhập Ổn Định Cho Người Nuôi Trồng Thủy Sản Rau Câu, Nguồn Thu Nhập Ổn Định Cho Người Nuôi Trồng Thủy Sản

Những ngày này, người dân 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang thu hoạch rau câu cuối mùa. Năm nay, rau câu xuất hiện nhiều mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân khiến họ rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc trời cho” bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái bán lấy tiền.

30/09/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thủy Sản Dưới Tán Rừng Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Thủy Sản Dưới Tán Rừng

Những năm gần đây, thực hiện mô hình nuôi sò huyết, ốc len dưới tán cây rừng, nhiều hộ nhận đất khoán rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giàu. Những hộ nông dân áp dụng mô hình này thu lợi nhuận từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

30/09/2014
Quảng Ninh Bảo Vệ Nguồn Lợi Ngán Dựa Vào Cộng Đồng Quảng Ninh Bảo Vệ Nguồn Lợi Ngán Dựa Vào Cộng Đồng

Trước tình trạng này, Tiên Yên đã triển khai mô hình quản lý, khai thác nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng. Ban đầu, mô hình được thí điểm ở khu vực thôn Cái Khánh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

30/09/2014
Bình Định Xây Dựng Đội Tàu Khai Thác Cá Ngừ Theo Chuỗi Bình Định Xây Dựng Đội Tàu Khai Thác Cá Ngừ Theo Chuỗi

UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN&PTNT tỉnh xây dựng Đề án tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản. Theo đề án, Bình Định sẽ xây dựng 2 đội tàu với quy mô khoảng 10 tàu tại TP. Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn.

30/09/2014