Chuyển Đổi Cây Trồng Có Hiệu Quả Ở Cát Tài (Bình Định)

Những năm gần đây, xã Cát Tài (huyện Phù Cát) đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi mùa vụ, cây trồng có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng mức sống cho người nông dân ở địa phương.
Toàn xã có 1.100 ha đất canh tác, trong đó diện tích sản xuất lúa mỗi vụ khoảng 650 ha, với hơn 95% sử dụng giống cấp 1, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nên năng suất lúa đạt bình quân trên 55 tạ/ha/vụ. Diện tích đất sản xuất màu có trên 350 ha, có 2/3 diện tích này nằm dọc sông La Tinh, còn lại ở ven chân núi Bà. Thực hiện chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng, xã đã vận động nông dân sản xuất luân canh, xen canh các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao như: đậu phụng, bắp lai, ớt, dưa hấu, đậu nành… Nhiều mô hình khuyến nông được triển khai tại địa phương, tạo điều kiện cho nông dân nắm bắt kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất.
Ông Nguyễn Thành Hải, cán bộ khuyến nông xã Cát Tài, cho biết: “Hầu hết các mô hình khuyến nông được triển khai đều tập trung phục vụ chuyển đổi cây trồng, nâng cao năng suất. Riêng năm 2012, Cát Tài đã chuyển được 135 ha đất trồng lúa sang sản xuất cây trồng cạn, trên cơ sở được quy hoạch một cách cụ thể diện tích từng loại cây trồng như: đậu phụng vụ Đông Xuân kéo dài sang vụ Hè, bắp lai vụ Thu, lúa vụ mùa, hoặc đậu phụng, ớt vụ Đông Xuân và vụ Hè…; trên cùng một diện tích có đến 4-5 lượt cây trồng/năm. Nhờ đó, đã có trên 200 ha đạt mức thu nhập từ 150 triệu đồng trở lên/ha/năm. Có khoảng 55% số hộ trong tổng số hơn 2.200 hộ của toàn xã thực hiện các mô hình này. Bên cạnh đó, nông dân còn chú trọng phát triển chăn nuôi bò lai ,vỗ béo bò thịt đem lại thu nhập khá. Hiện đàn bò của xã có 3.774 con, trong đó bò lai chiếm 89,5% tổng đàn.
Có thể nói, nông dân Cát Tài đã thấy rõ hiệu quả chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nên đã tự giác thực hiện, ngày càng có nhiều hộ thu nhập cao. Toàn xã hiện đã có 17% số hộ có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm, hơn 26% số hộ có thu nhập trên 30 triệu đồng/năm.
Từ năm 2013, trong sản xuất nông nghiệp, xã quy hoạch 3 vùng sản xuất tập trung, nhằm tăng tốc độ xây dựng những cánh đồng có thu nhập cao, phấn đấu đạt giá trị thu nhập 90 triệu đồng/năm/ha canh tác; góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người của xã lên 20 triệu đồng/năm.
Ông Võ Trường Thọ, Chủ tịch UBND xã Cát Tài, cho biết: “Trước tình hình nắng hạn, xã đã khoanh vùng sản xuất ở những nơi chủ động nước và tiếp tục khai thác nguồn nước ngầm (toàn xã hiện có gần 500 giếng khoan) để sản xuất, đồng thời chuyển đổi một phần diện tích lúa sang sản xuất cây trồng cạn để bảo đảm giá trị thu nhập. Hiện nay, nông dân Cát Tài khẩn trương sản xuất hết 320 ha lúa vụ Hè, giảm 200 ha so với năm trước, đồng thời sản xuất 80 ha đậu phụng, 60 ha bắp, 40 ha hành… Khó khăn nhất đối với Cát Tài trong vụ này là nguồn nước tự chảy chỉ đủ phục vụ sản xuất của khoảng 50 ha. Phần diện tích còn lại, địa phương đang tập trung chỉ đạo nông dân đào ao, khoan giếng để bơm tát phục vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khắc phục những hạn chế, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ phục vụ chế biến xuất khẩu, Tiền Giang đang đưa vào áp dụng thành công một số mô hình mới: Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ, nuôi tôm thẻ kết hợp cá rô phi, tôm + lúa... tại các vùng nuôi trọng điểm ven biển Gò Công.

Sau mỗi đêm ra khơi đánh bắt, ngư dân có thu nhập vài triệu đồng. Những ngày gần đây, nhiều ngư dân đánh bắt gần bờ xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục trúng mực cơm.

Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ khuyến cáo bà con giảm dần diện tích trồng hành ở mức độ hợp lý để đảm bảo cung cầu. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, trước thực trạng sản phẩm hành tím Vĩnh Châu gặp khó khăn đầu ra trong 2 niên vụ liên tiếp gần đây nhất, tỉnh sẽ có kế hoạch tổ chức lại sản xuất vùng này trong các niên vụ sắp tới.

Những ngày qua, hàng trăm nông dân ở xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười” khi mà khoảng 60 ha ớt hiểm được trồng trong vụ ớt năm nay cho hoa nhiều hơn trái!

Xuất phát từ nhu cầu trồng trọt bằng giống cây sạch bệnh, chất lượng cao nên việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật cung cấp cho nông dân đang trở thành xu hướng phát triển ở nhiều tỉnh, thành. Tại Bình Thuận, Trung tâm Thông tin & Ứng dụng KHCN Bình Thuận (Sở Khoa học - Công nghệ) hiện là đơn vị đi đầu và làm chủ công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật.