Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Dịch Kinh Tế Ở Văn Luông

Chuyển Dịch Kinh Tế Ở Văn Luông
Ngày đăng: 29/07/2011

Là xã miền núi của huyện Tân Sơn, Văn Luông có tổng diện tích tự nhiên 2.778ha, dân số 7.028 người/1.733 hộ được chia thành 17 khu dân cư. Nhiều năm nay đời sống kinh tế của người dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào làm ruộng và trồng chè. Xuất phát là xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn, hơn 1.000ha và 800ha diện tích trồng chè, do đó cấp  ủy Đảng, chính quyền xã đã có những định hướng chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế, làm cho diện mạo Văn Luông những năm gần đây có nhiều khởi sắc.

Mô hình nuôi lợn rừng lai của hộ ông Nguyễn Văn Nhâm (khu Văn Tân), xã Văn Luông cho thu nhập cao, mỗi năm trừ chi phí thu lãi 50-60 triệu đồng.

Theo bà Đỗ Thị Liên, Chủ tịch UBND xã: Những năm trước đây, bà con nông dân trong xã vẫn áp dụng thói quen cũ trồng các loại lúa,  chè; chăn nuôi các giống lợn, trâu, bò thuần túy cho năng suất thấp mà đầu tư lớn do đó dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.

Trước thực tế đó, chính quyền địa phương đã chỉ đạo và tuyên truyền cho bà con trong xã sử dụng các loại giống lúa có năng suất cao như: Nhị ưu 838, Thiên ưu 16, Nhị ưu số 7, Bồi tạp Sơn thanh, Phú ưu 2, Việt lai 20…; tập huấn, hướng dẫn áp dụng các biện pháp KHKT vào sản xuất như trồng, chăm sóc các loại giống lúa mới, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI, kỹ thuật gieo sạ lúa…

Ngoài ra chính quyền xã Văn Luông còn chủ động mời chuyên viên kỹ thuật Công ty Suppe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hướng dẫn bà con cách sử dụng bón phân cho cây trồng.

Đến nay bà con trong xã đã bỏ hẳn giống ngô địa phương  để chuyển sang trồng các loại giống ngô mới như: C919, NK4300; NK6654; NK67… và áp dụng các biện pháp KHKT như: làm đất, cải tạo đất, đầu tư phân bón và sử dụng phân đúng cách. Ngoài chuyển đổi các giống cây lương thực, cây chè cũng được bà con thay thế bằng các giống mới cho năng suất cao.

Nhiều hộ đã áp dụng cách trồng và chăm sóc chè theo chương trình sản xuất chè sạch do cán bộ Trạm BVTV hướng dẫn nên hiệu quả thu được từ cây chè cũng khả quan. Điển hình như: hộ ông Đặng Văn Dũng (khu Lũng) có hơn 2ha chè ; ông Tân Khải Đức, (đội 8, khu Lối) có hơn 5ha chè chất lượng cao…

Nhờ thay đổi giống cây trồng và áp dụng các biện pháp KHKT mà năng suất  lúa vụ chiêm xuân vừa qua bình quân đạt 55 tạ/ha, sản lượng đạt 743 tấn; cây ngô đạt 45 tạ/ ha, sản lượng đạt 157 tấn; cây chè, diện tích cho sản phẩm là 570ha, sản lượng ước đạt 1.423 tấn.

 Trong lĩnh vực chăn nuôi, trước đây người dân trong xã thường chăn nuôi lợn, gà… thuần túy, nay tuy vẫn còn vận dụng cách nuôi dân dã nhưng đã có sự chuyển đổi các loại giống nuôi chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường như: gà nhiều cựa, lợn rừng lai…

Điển hình các hộ trong xã làm giàu nhờ vào sự vận dụng thay đổi các giống vật nuôi theo nhu cầu của thị trường là: hộ ông Nhẫm (khu Văn Tân) có khoảng 80-100 con lợn rừng lai; bà Hồng, ông Thành (xóm Luông) nuôi hàng trăm con gà chất lượng cao…

Hiện tại, ở các hộ dân trong xã có 679 con trâu, 493 con bò, 5000 con lợn, 55 nghìn con gia cầm và 537 đàn ong mật. Toàn xã đã có 4 trang trại và 45 hộ nuôi lợn rừng lai, 150 hộ nuôi gà nhiều cựa. Ngoài việc các hộ dân trong xã được hưởng lợi từ các chương trình 135, 30a của Nhà nước  cho các hộ dân vay vốn cải tạo các giống cây trồng, vật nuôi nhằm giải quyết vấn đề cải thiện đời sống kinh tế cho bà con, chính quyền xã tiếp tục tạo điều kiện cho các hộ trồng trọt, chăn nuôi lớn được vay các nguồn vốn của ngân hàng chính sách để mở rộng các mô hình sản xuất nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Nhiễm Đối Tượng Dịch Hại Trên Lúa Đông Xuân Giảm Diện Tích Nhiễm Đối Tượng Dịch Hại Trên Lúa Đông Xuân Giảm

Đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Rầy nâu ở trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến chuẩn bị làm đòng; bệnh đạo ôn lá trên một số diện tích canh tác giống Jasmine 85, OM 4218,… tập trung tại quận Thốt Nốt, với tỷ lệ phổ biến từ 5-10%. Các đối tượng dịch hại khác như ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, bệnh thối gốc vi khuẩn phân bố tại huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt và Cái Răng.

10/12/2014
1.000ha Lúa Đông Xuân Được Bao Tiêu 1.000ha Lúa Đông Xuân Được Bao Tiêu

Nông dân được công ty cung cấp lúa giống chất lượng cao với giá thấp hơn thị trường 200 - 300 đồng/kg và sẽ hoàn vốn cho công ty khi thu hoạch xong; được hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp để đem lại hiệu quả cao nhất. Khi thu hoạch, công ty sẽ hỗ trợ nông dân công chuyên chở về nhà máy và mua với giá cao hơn thị trường từ 200 - 400 đồng/kg.

10/12/2014
Thanh Long Bình Thuận “Gập Ghềnh” Nơi Biên Giới Thanh Long Bình Thuận “Gập Ghềnh” Nơi Biên Giới

Thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua hai cửa khẩu: Pò Chài và Hà Khẩu. Mỗi năm tại các cửa khẩu đã tiêu thụ hơn 300.000 tấn thanh long Bình Thuận (chiếm 65% sản lượng thanh long toàn tỉnh). Song, con đường trái thanh long đến với thị trường Trung Quốc đầy “gập ghềnh” nơi biên giới.

10/12/2014
Thu Nhập Cao Từ Vườn Cây Ăn Quả Thu Nhập Cao Từ Vườn Cây Ăn Quả

Ông Nguyễn Xuân Định (khu Tân Mai, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) nổi tiếng ở thị xã với nguồn thu nhập cao từ vườn cây ăn trái. Nhiều năm trước, ông Định đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, áp dụng tốt kỹ thuật chăm sóc cây trên cơ sở đặc tính của từng loại cây trồng từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất vườn đồi. Mô hình phát triển kinh tế của ông đã được nhiều gia đình học tập kinh nghiệm và làm theo.

10/12/2014
Được Mùa Ruốc Biển Được Mùa Ruốc Biển

Vừa trở về sau chuyến khai thác ruốc biển, ông Phan Cảo (thôn Thủy Đầm, phường Ninh Thủy) cho biết, khai thác ruốc không phải là nghề chính của ngư dân Ninh Thủy, nhưng năm nay ruốc xuất hiện dày nên nhiều tàu thuyền khai thác xa bờ ở Ninh Thủy đã tranh thủ ở lại bờ để khai thác.

11/12/2014