Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Dịch Kinh Tế Ở Văn Luông

Chuyển Dịch Kinh Tế Ở Văn Luông
Ngày đăng: 29/07/2011

Là xã miền núi của huyện Tân Sơn, Văn Luông có tổng diện tích tự nhiên 2.778ha, dân số 7.028 người/1.733 hộ được chia thành 17 khu dân cư. Nhiều năm nay đời sống kinh tế của người dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào làm ruộng và trồng chè. Xuất phát là xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn, hơn 1.000ha và 800ha diện tích trồng chè, do đó cấp  ủy Đảng, chính quyền xã đã có những định hướng chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế, làm cho diện mạo Văn Luông những năm gần đây có nhiều khởi sắc.

Mô hình nuôi lợn rừng lai của hộ ông Nguyễn Văn Nhâm (khu Văn Tân), xã Văn Luông cho thu nhập cao, mỗi năm trừ chi phí thu lãi 50-60 triệu đồng.

Theo bà Đỗ Thị Liên, Chủ tịch UBND xã: Những năm trước đây, bà con nông dân trong xã vẫn áp dụng thói quen cũ trồng các loại lúa,  chè; chăn nuôi các giống lợn, trâu, bò thuần túy cho năng suất thấp mà đầu tư lớn do đó dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.

Trước thực tế đó, chính quyền địa phương đã chỉ đạo và tuyên truyền cho bà con trong xã sử dụng các loại giống lúa có năng suất cao như: Nhị ưu 838, Thiên ưu 16, Nhị ưu số 7, Bồi tạp Sơn thanh, Phú ưu 2, Việt lai 20…; tập huấn, hướng dẫn áp dụng các biện pháp KHKT vào sản xuất như trồng, chăm sóc các loại giống lúa mới, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI, kỹ thuật gieo sạ lúa…

Ngoài ra chính quyền xã Văn Luông còn chủ động mời chuyên viên kỹ thuật Công ty Suppe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hướng dẫn bà con cách sử dụng bón phân cho cây trồng.

Đến nay bà con trong xã đã bỏ hẳn giống ngô địa phương  để chuyển sang trồng các loại giống ngô mới như: C919, NK4300; NK6654; NK67… và áp dụng các biện pháp KHKT như: làm đất, cải tạo đất, đầu tư phân bón và sử dụng phân đúng cách. Ngoài chuyển đổi các giống cây lương thực, cây chè cũng được bà con thay thế bằng các giống mới cho năng suất cao.

Nhiều hộ đã áp dụng cách trồng và chăm sóc chè theo chương trình sản xuất chè sạch do cán bộ Trạm BVTV hướng dẫn nên hiệu quả thu được từ cây chè cũng khả quan. Điển hình như: hộ ông Đặng Văn Dũng (khu Lũng) có hơn 2ha chè ; ông Tân Khải Đức, (đội 8, khu Lối) có hơn 5ha chè chất lượng cao…

Nhờ thay đổi giống cây trồng và áp dụng các biện pháp KHKT mà năng suất  lúa vụ chiêm xuân vừa qua bình quân đạt 55 tạ/ha, sản lượng đạt 743 tấn; cây ngô đạt 45 tạ/ ha, sản lượng đạt 157 tấn; cây chè, diện tích cho sản phẩm là 570ha, sản lượng ước đạt 1.423 tấn.

 Trong lĩnh vực chăn nuôi, trước đây người dân trong xã thường chăn nuôi lợn, gà… thuần túy, nay tuy vẫn còn vận dụng cách nuôi dân dã nhưng đã có sự chuyển đổi các loại giống nuôi chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường như: gà nhiều cựa, lợn rừng lai…

Điển hình các hộ trong xã làm giàu nhờ vào sự vận dụng thay đổi các giống vật nuôi theo nhu cầu của thị trường là: hộ ông Nhẫm (khu Văn Tân) có khoảng 80-100 con lợn rừng lai; bà Hồng, ông Thành (xóm Luông) nuôi hàng trăm con gà chất lượng cao…

Hiện tại, ở các hộ dân trong xã có 679 con trâu, 493 con bò, 5000 con lợn, 55 nghìn con gia cầm và 537 đàn ong mật. Toàn xã đã có 4 trang trại và 45 hộ nuôi lợn rừng lai, 150 hộ nuôi gà nhiều cựa. Ngoài việc các hộ dân trong xã được hưởng lợi từ các chương trình 135, 30a của Nhà nước  cho các hộ dân vay vốn cải tạo các giống cây trồng, vật nuôi nhằm giải quyết vấn đề cải thiện đời sống kinh tế cho bà con, chính quyền xã tiếp tục tạo điều kiện cho các hộ trồng trọt, chăn nuôi lớn được vay các nguồn vốn của ngân hàng chính sách để mở rộng các mô hình sản xuất nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống.


Có thể bạn quan tâm

Bắp Không Hạt, Dân Lãnh Đủ Bắp Không Hạt, Dân Lãnh Đủ

Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.

11/11/2013
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Cần Sự Chung Tay “Bốn Nhà” Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Cần Sự Chung Tay “Bốn Nhà”

Dù đã phát triển hơn mười năm, nhưng mô hình trồng nấm rơm vẫn chỉ dừng lại ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Nhân rộng mô hình trồng nấm, góp phần phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm

11/11/2013
Triển Vọng Mở Rộng Diện Tích Địa Hoàng Tại Bắc Giang Triển Vọng Mở Rộng Diện Tích Địa Hoàng Tại Bắc Giang

Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.

11/11/2013
Vui Buồn Cây Sắn Vui Buồn Cây Sắn

Liên tục sau hai năm rớt giá, đầu vụ thu hoạch sắn năm nay, nhiều người dân huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khấp khởi mừng thầm khi giá sắn chạm ngưỡng 1.700 đồng/kg (giá thu mua tại nhà máy). Thế nhưng "mừng chưa kịp no", liên tục hai cơn bão ập đến đã khiến người trồng sắn lao đao...

11/11/2013
Xây Dựng Dự Án “Chuyển Đổi Cơ Cấu Lúa - Tôm” Xây Dựng Dự Án “Chuyển Đổi Cơ Cấu Lúa - Tôm”

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) đang phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng “Chuyển đổi cơ cấu lúa – tôm” tại xã Phú Thuận. Dự án có diện tích quy hoạch dự kiến 502 héc-ta, gồm 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, vốn đầu tư 37 tỷ đồng. Mục tiêu dự án nhằm chủ động tạo nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

11/11/2013