Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Tạo Vùng Sản Xuất Ổn Định

Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Tạo Vùng Sản Xuất Ổn Định
Ngày đăng: 29/08/2013

Mặc dù Bắc Kạn chưa phải là vùng kinh tế trọng điểm như các tỉnh bạn nhưng so với những ngày đầu tái lập (năm 1997) với điểm xuất phát cực thấp thì thấy rằng sau 16 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã khá rõ nét. Giờ đây Bắc Kạn đã có vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng cây lương thực, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc…

Đó là kết quả của việc tập trung mọi nguồn lực đánh thức các vùng kinh tế nhằm khai thác tiềm năng vốn địa phương

Ba Bể là một ví dụ: Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển vùng cây ăn quả đặc sản trong những năm qua huyện tập trung quy hoạch phù hợp với từng loại cây, xây dựng cơ chế hỗ trợ bố trí nguồn vốn đầu tư, tích cực các biện pháp bảo vệ nguồn gen của các loại cây ăn quả đặc sản của địa phương.

Cây hồng không hạt được tổ chức trồng tập trung chủ yếu ở các xã: Địa Linh, Thượng Giáo, Cao Trĩ, Khang Ninh, Quảng Khê, Bành Trạch và Hà Hiệu; vùng cây cam quýt ở các xã: Cao Trĩ, Địa Linh, Thượng Giáo, Hà Hiệu, Yến Dương, Mỹ Phương; vùng cây lê ở Địa Linh và Yến Dương.

Từ năm 2010 đến nay huyện đã trồng mới thêm được 176ha hồng không hạt, 102 ha quýt và gần 20ha lê địa phương. Nhiều hộ gia đình có thu nhập bình quân 70-300 triệu đồng/năm từ mô hình trang trại trồng cây ăn quả như: hộ ông Hoàng Văn Dẫn, Hoàng Văn Canh ở Quảng Khê có trên 1.000 cây hồng không hạt đã cho thu hoạch; ông Đàm Văn Vụ ở Hà Hiệu có hơn 700 cây hồng không hạt cho thu hoạch 15 tấn quả/năm…

Khi đến với các xã Quang Thuận, Dương Phong (Bạch Thông); Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên của huyện Chợ Đồn vào dịp từ cuối tháng 10 âm lịch có thể cảm nhận được không khí nhộn nhịp, tấp nập mua bán cam quýt. Từ vài chục ha cây cam quýt bản địa nay được sự khuyến khích hỗ trợ của nhà nước đặc biệt là chuyển đổi từ trồng cây bằng hạt, chiết sang ghép mắt nâng cao năng suất, chất lượng,  đến nay vùng trồng cam quýt của tỉnh ta đã đạt 1.000ha, riêng 2 năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 diện tích trồng mới loại cây đặc sản này được 355ha.

Cam quýt đã trở thành nguồn thu nhập chính của bà con các xã này. Hộ gia đình anh Cao Văn Lãng ở thôn Khuổi Piểu xã Quang Thuận Bạch Thông là một trong những hộ nông dân làm kinh tế giỏi từ mô hình trồng cam quýt vinh dự được báo cáo thành tích với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm và làm việc tại Bắc Kạn. Gia đình anh có 8,6ha cây ăn quả đến nay đã có 2,5 ha cho thu hoạch, mỗi năm cho thu nhập 150-200 triệu đồng, năm 2012 thu nhập đạt 250 triệu đồng.

Bằng Vân cách đây 5 năm là một vùng quê nghèo khó, do hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư nên canh tác cây lương thực rất khó khăn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bắt đầu thực hiện từ năm 2009 với cây trồng mũi nhọn được xác định là cây thuốc lá, diện tích hiện nay đã tăng lên 163ha, nhiều hộ gia đình có thu nhập từ 40-90 triệu đồng/năm từ thuốc lá, thu nhập này cao gấp 3-5 lần so với cây lúa, ngô, đỗ tương. Từ vùng thuốc lá của Bằng Vân giờ đây đã nhân rộng ra nhiều xã của Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Mới với diện tích toàn tỉnh đạt trên 1.000ha.

Năm nay là năm thứ 3 cây dong riềng phát triển đại trà trên đồng đất Bắc Kạn. Từ mấy trăm ha tập trung ở Na Rì  nay đã nhân lên gần 3.000ha, tạo thành vùng trồng dong riềng rộng lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến. Tuy nhiên từ năm sau tỉnh sẽ quy hoạch phát triển gọn trong khoảng diện tích 2.000ha để cân đối giữa trồng và chế biến sao cho phù hợp tránh tình trạng dư thừa củ dong, vượt quá khả năng chế biến của tỉnh.

Phong trào trồng rừng đã có mặt ở Bắc Kạn từ hơn chục năm trước bằng các chương trình PAM, 327, 661, tuy nhiên đa số rừng không thành rừng, hiệu quả thấp. Tuy nhiên từ khi chương trình trồng rừng sản xuất được phát động với những chính sách cơ chế có lợi cho dân nên diện tích rừng trồng đã tăng lên rất nhanh, mỗi năm đạt gần 12.000ha, cá biệt năm 2011 đạt tới 14.000ha. Mục tiêu trồng rừng để bán nguyên liệu cho nhà máy đã trở thành chỉ tiêu cứng của các địa phương.

Có thể nói sau 16 năm tái lập đã có sự chuyển biến tích cực trong tư duy làm kinh tế của người dân, đây là kết quả của những chính sách định hướng phù hợp đã được Đảng bộ lựa chọn chỉ đạo quyết liệt trong thời gian qua.


Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Thủy Lâm (Bát Xát - Lào Cai) xuất bán 10 tấn cá hồi thương phẩm Hợp tác xã Thủy Lâm (Bát Xát - Lào Cai) xuất bán 10 tấn cá hồi thương phẩm

Từ đầu năm đến nay, Hợp tác xã Thủy Lâm, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã xuất bán 10 tấn cá hồi thương phẩm đạt doanh thu hơn 2 tỷ đồng.

10/08/2015
Nuôi ốc hương thu tiền tỷ Nuôi ốc hương thu tiền tỷ

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, người nuôi ốc hương trong đìa ở vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông thuộc TX Sông Cầu (Phú Yên) thu tiền tỷ.

10/08/2015
Thái Lan có sản lượng tôm dự kiến đạt 210.000 tấn năm 2015 Thái Lan có sản lượng tôm dự kiến đạt 210.000 tấn năm 2015

Sản lượng tôm của Thái Lan sẽ không thể quay trở lại được mức cao trước đây do các vấn đề liên quan đến dịch bệnh EMS/AHPND (dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành tôm nước này từ năm 2012) vẫn chưa được giải quyết triệt để.

10/08/2015
Đại hội Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận Đại hội Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận

Ngày 5/8/2015, Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức Đại hội nhiệm kỳ II (2015 - 2020) nhằm đánh giá kết quả hoạt động nhiệm kỳ qua, đề ra phương hướng nhiệm kỳ tới. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền đã tham dự Đại hội.

10/08/2015
Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP

Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 8 năm 2015, tại thị trấn Phước Bửu – Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP” cho 30 học viên là cộng tác viên khuyến nông, chủ trang trại và bà con nuôi tôm trong tỉnh.

10/08/2015