Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Biến Từ Cách Nghĩ, Cách Làm

Chuyển Biến Từ Cách Nghĩ, Cách Làm
Ngày đăng: 24/06/2013

Từ đơn vị xã khó khăn sau chia tách, Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi ngày nay đã và đang hoàn thành nhiều tiêu chí kinh tế, xã hội quan trọng, đời sống nhân dân dần ổn định.

Ông Nguyễn Phương Bình, Bí thư Đảng uỷ xã, cho hay: “Năm 2012, xã thu ngân sách trước thời gian quy định 3 tháng, đạt 342 triệu đồng, vượt 6,2% chỉ tiêu huyện giao. Trong 3 năm 2009-2012, xã phấn đấu giảm 8% hộ nghèo (từ 20% năm 2009 còn 12% năm 2012), thu nhập bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng”.

Để đạt được những kết quả quan trọng đó, ngay từ đầu năm xã có những kế hoạch cụ thể và thực hiện kỳ quyết, nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Nhớ lại những ngày đầu chia tách (năm 2001), cả xã không có một tuyến lộ giao thông nông thôn nào được xây dựng cơ bản.

Mọi hoạt động, giao thương đều phải đi bằng xuồng, vỏ. Cảnh khó khăn bộn bề đó kéo dài đến khoảng 5 năm sau đó. Khi ấy, dù toàn Đảng bộ, nhân dân quyết tâm nhưng vẫn chưa phất lên vì hạ tầng nông thôn và trình độ kỹ thuật chưa được cải thiện.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2007, với quyết tâm vượt khó, xoá nghèo, Tạ An Khương Đông mạnh dạn tổ chức nhiều phong trào bứt phá và đạt hiệu quả như: tăng gia sản xuất trên vườn tạp, bờ liếp; mở rộng mô hình kinh tế đa cây, đa con; tăng diện tích nuôi tôm năng suất cao, tôm công nghiệp…

Sau 5 năm phấn đấu kỳ quyết, đến nay, toàn xã có hơn 30 km lộ giao thông nông thôn bằng bê-tông, phủ đều 8/9 ấp. Tuyến lộ ô-tô về trung tâm xã đang trong giai đoạn trải nhựa. Về phát triển kinh tế, xã chủ yếu hướng đến nuôi trồng thuỷ sản, riêng năm 2012, tổng sản lượng ước đạt gần 4.500 tấn.

Xã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, tiểu thương mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong năm 2012, tăng số hộ nuôi tôm công nghiệp 33 hộ, nâng tổng số cả xã có 112 hộ nuôi tôm công nghiệp với gần 125 ha ao đầm.

Xã cũng tăng cường công tác thuỷ lợi hỗ trợ sản xuất đạt hiệu quả cao nhất: nạo vét 5 tuyến kinh Lung Dừa, Quảng Lỡi, Chà Là, Lung Lá, Kèo Nèo với chiều dài 9.500 m, tổng vốn đầu tư 4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội được quan tâm sâu sắc, ngoài sự nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, Tạ An Khương Đông còn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các tổ chức hảo tâm. Qua đó, giúp một bộ phận người dân bớt khó khăn trong cuộc sống. Ước tính đến cuối năm 2012, thu nhập bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng.

Phất lên nhờ đổi mới tư duy

Với phương châm xây dựng nông thôn mới, thay đổi tư duy mới cho nông dân, Tạ An Khương Đông không ngừng phát huy vai trò “nhạc trưởng” thông qua các lần vận động nhân dân tham gia dự án. Đặc biệt, trong năm 2012, xã hoàn thành 4 công trình lộ với chiều dài 4 km.

Riêng tuyến Gành Hào, thuộc ấp Tân An B, do ngân sách xã không bảo đảm nên xã vận động nhân dân bỏ 100% vốn xây lộ rộng 1 m, dài 939 m. Xã hỗ trợ bằng cách mua máy trộn hồ cho bà con mượn, vận động các đơn vị khác tài trợ sắt làm vỉ. Với hình thức này, người dân rất đồng tình và công trình hoàn thành đúng với lòng mong mỏi của nhân dân.

Về quy mô phát triển kinh tế hộ gia đình phải kể đến nhân dân ấp Tân Thới. Những mô hình thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm xuất hiện và duy trì hiệu quả.

Ông Dương Văn Hùng, nông dân ấp Tân Thới với mô hình phát triển đa cây, đa con trên cùng diện tích, cho hay: “Riêng cá bống tượng, cá lóc và tôm, gia đình tôi thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng. Nhờ áp dụng các phương pháp kỹ thuật và sáng tạo cách làm mới nên chi phí không cao”.

Hiện ông đang thu hoạch cá lóc thương phẩm loại từ 3-4 con/kg. Ông còn đầu tư ươm giống cá bống tượng, cá lóc đồng. Ngoài ra, mảnh vườn nhà ông Hùng thoáng qua cứ ngỡ ở vùng ngọt. Cây ăn trái gồm: mít, xoài và vườn dừa lớn nhất xã đang cho huê lợi.

Bên ngôi nhà mới khang trang trị giá hơn 200 triệu đồng, ông Trần Hoàng Luỹ, thương binh 4/4, ấp Tân Thới A, phấn khởi: “Nhờ chí thú làm ăn và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền xã, bây giờ ở tuổi thất thập tôi mới có được ngôi nhà khang trang”.

Ngôi nhà của ông Luỹ được hỗ trợ 35 triệu đồng từ nguồn vốn xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách. Phần còn lại do thân nhân và họ tộc hỗ trợ.

Nếu có thể làm phép so sánh thì ngay bên kia sông, một số xã của TP Cà Mau cũng đang cùng Tạ An Khương Đông vươn dậy trong vòng xoay của sự phát triển từ hạ tầng thấp kém.

Đường về Tạ An Khương Đông đã có nhiều hướng đi mới: từ huyện Đầm Dơi, từ xã Hoà Tân của TP Cà Mau, hay từ Tắc Vân qua Định Bình…

Ông Nguyễn Phương Bình phấn khởi: “Từ nền tảng yếu nay Tạ An Khương Đông đã thực sự rũ bỏ đói nghèo, từng ngày thay đổi. Năm 2012, kỳ tích thu ngân sách về đích vượt chỉ tiêu và là địa phương đạt chỉ tiêu sớm nhất huyện, điều này làm nền tảng vững chắc cho những năm sau.

Cuộc sống dần ổn định, người dân Tạ An Khương Đông đang hướng đến nông thôn mới. Giờ xã được xét công nhận đạt 8 tiêu chí. Thời gian tới chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng trung bình mỗi năm đạt từ 2-3 tiêu chí, với quyết tâm xây dựng xã nông thôn mới bền vững”.


Có thể bạn quan tâm

Băn Khoăn VietGAP Cho Cá Tra Băn Khoăn VietGAP Cho Cá Tra

Bất kỳ chứng nhận nào, nếu không có khách hàng thì không có nhu cầu thị trường, đồng nghĩa với việc, nếu một sản phẩm được chứng nhận bằng một tiêu chuẩn mà không được chấp nhận ở thị trường đó thì không có giá trị và chẳng ai quan tâm. Vậy liệu VietGAP có tạo được chỗ đứng đối với người tiêu dùng và cộng đồng quốc tế?

10/10/2012
Mô Hình Trồng Tiêu Sạch Ở Vĩnh Kim (Quảng Trị) Mô Hình Trồng Tiêu Sạch Ở Vĩnh Kim (Quảng Trị)

Hiện nay, sản phẩm hồ tiêu bán được giá trên thị trường đang thu hút nông dân quay trở lại trồng mới và chăm sóc phục hồi vườn tiêu. Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình dịch bệnh trên cây hồ tiêu diễn biến phức tạp gây thiệt hại nhiều cho người trồng tiêu. Việc xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững cây hồ tiêu phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai của địa phương đang là vấn đề quan tâm của các cấp chính quyền trong vùng có khả năng trồng tiêu và ngành chuyên môn. Là loại cây trồng khó tính, đòi hỏi cao về kỹ thuật trồng, chăm sóc và chất đất nên phát triển các mô hình trồng tiêu sạch có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện tình hình bệnh trên cây tiêu tràn lan.

14/10/2012
Thanh Long Xuất Khẩu Có Giá Cao Thanh Long Xuất Khẩu Có Giá Cao

Hiện thanh long của Việt Nam được xuất khẩu qua hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với giá khá tốt, đạt cao nhất trên 90.000 đồng/kí lô gam. Phó giáo sư - tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, thuộc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cho biết như vậy tại hội nghị: “Phổ biến kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị thanh long và nhân rộng đối với sản phẩm trái cây khác”, được tổ chức tại Tiền Giang sáng ngày 17-10.

20/10/2012
Sản Xuất Thành Công Giống Lúa Siêu Chịu Mặn Sản Xuất Thành Công Giống Lúa Siêu Chịu Mặn

Chiều 23-10, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, Võ Văn Út cho biết đã chuyển giao sản xuất thành công hơn 270 ha lúa siêu chịu mặn trên “cánh đồng chó ngáp” của huyện vốn xưa nay bỏ hoang hóa.

24/10/2012
Thu Nhập Hơn 100 Triệu Đồng Từ Mít Thái Lá Bàng Ở Đồng Nai Thu Nhập Hơn 100 Triệu Đồng Từ Mít Thái Lá Bàng Ở Đồng Nai

Hưởng ứng phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo”, anh Đỗ Thanh Long ngụ ở ấp Trung Hiếu, xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

31/10/2012