Tân Yên (Bắc Giang) xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm

Năm nay, chiều hướng thời tiết diễn ra thuận lợi, vải đang ra hoa đợt 2, huyện Tân Yên dự kiến sản lượng vải thiều trên 8.000 tấn.
Phúc Hòa là xã có diện tích vải sớm lớn nhất huyện Tân Yên, từ năm 2012, xã đã xây dựng thành công nhãn hiệu vải sớm Phúc Hòa. Vụ vải thiều năm 2014, huyện Tân Yên có trên 1.600 ha vải thiều, trong đó có hơn 1.000 ha vải sớm tập trung, sản lượng 6.000 tấn.
Tổng thu năm 2014 từ vải thiều đạt gần 90 tỷ đồng, riêng vải sớm Phúc Hòa diện tích chiếm gần 40%, sản lượng đạt 2.500 tấn, thu gần 45 tỷ đồng.
Năm nay, chiều hướng thời tiết diễn ra thuận lợi, vải đang ra hoa đợt 2, huyện Tân Yên dự kiến sản lượng vải thiều trên 8.000 tấn. Trong đó vải sớm diện tích 420 ha tại xã Phúc Hòa, sản lượng dự kiến 3.600 tấn, thu ước trên 64 tỷ đồng.
Chuẩn bị cho vụ vải thiều năm 2015, các ý kiến thảo luận tập trung vào các vấn đề về giao thông nông thôn, bảo đảm an ninh trật tự, chất lượng sản phẩm, quảng bá nhãn hiệu.
Theo đó UBND huyện Tân Yên sẽ hỗ trợ 1 phần về tem nhãn “PH Vải sớm Phúc Hòa”, làm pano, biển chỉ dẫn vào vùng vải sớm tập trung, cải tạo tuyến đường từ UBND xã Phúc Hòa sang Tân Sỏi, huyện Yên Thế.
Dự kiến đến ngày 20-5, huyện Tân Yên sẽ bước vào thu hoạch vải sớm.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi tình trạng khoai tây Trung Quốc được nhập về Đà Lạt và trộn thêm đất đỏ để “đội lốt” khoai tây Đà Lạt ngày càng tràn lan thì mới đây, Lâm Đồng đã xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại” và yêu cầu điều tra để làm rõ.

Chiều 5/9/2015, Ngân hàng No&PTNT Hà Tĩnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cùng tổ chức tổng kết 5 năm triển khai thực hiện các văn bản thỏa thuận liên ngành; triển khai Nghị định 55/2015/NĐ- CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn tới dự.

Sau 5 năm thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả trên lĩnh vực tam nông cũng như rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở miền núi.

Từng phải bươn chải, lăn lộn và “cõng” từng lít nước mắm đi bán dạo, thậm chí gõ cửa nhà dân để chào hàng, anh Hoàng Thăng Vích (45 tuổi, ở khu phố Bắc Kỳ, phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) giờ đây đã có được thương hiệu nước mắm Phương Vích nổi tiếng.

Gạo, cà phê, cao su tiếp tục giảm cả lượng và giá trị xuất khẩu, duy nhất mặt hàng điều giữ tăng trưởng trong 8 tháng.