Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc

Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc
Ngày đăng: 14/10/2014

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

Theo tìm hiểu, mỗi vụ sản xuất, huyện Mèo Vạc gieo trồng trên 1.000 ha rau, đậu các loại. Nếu như trước đây, việc phát triển loại cây trồng này chỉ mang tính chất tự phát ở các hộ thì hiện nay, do nhu cầu của thị trường, nhất là chủ động trong áp dụng KHKT vào sản xuất đã dần hình thành nên vùng sản xuất tập trung. Trong đó, tập trung chủ yếu ở một số xã núi đất như: Tát Ngà, Niêm Sơn...

Đặc biệt, một số mô hình sản xuất rau an toàn đang được quy hoạch, mở ra một hướng đi mới hiệu quả. Đồng chí Hứa Đình Tuấn, Phó phòng NN&PTNT huyện Mèo Vạc cho biết: “Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với cách làm như hiện nay, đang tạo sự hứng khởi cho người dân tham gia. Việc hình thành từng khu vực sản xuất tập trung không chỉ tập hợp đông đảo người dân mà còn giúp cho công tác chăm sóc cũng như áp dụng TBKH được thuận lợi”.

Thăm mô hình sản xuất rau của anh Bạch Văn Tuấn ở thị trấn Mèo Vạc, không khỏi bất ngờ khi ở giữa “phố núi” lại có một mô hình rau quy mô như vậy. Với diện tích trên 1.000m2 , vườn rau của gia đình anh có nhiều loại cây như: Bắp cải, súp lơ, su hào... Do sản xuất theo hình thức gối vụ nên trong vườn nhà anh luôn đảm bảo trên mười loại rau. Bình quân mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng.

Anh Tuấn tâm sự: “Trước đây, diện tích này là của bà con xung quanh; từ năm 2011, vì nhận thấy mọi người trồng ngô năng suất đạt thấp nên gia đình đã chủ động mua lại và chuyển đổi sang trồng rau. Mới đây, được Phòng NN&PTNT huyện đầu tư hệ thống khung mái che và phối hợp thử nghiệm chế phẩm sinh học E.M. Sau một thời gian thấy hiệu quả khá rõ rệt”.

Được biết, chế phẩm E.M là chế phẩm sinh học tập hợp các loài vi sinh vật có ích như: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc... sống cộng sinh trong cùng môi trường có hiệu quả tác động, như: Bổ sung vi sinh vật cho đất; cải thiện môi trường lý, hóa, sinh đất và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất; xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải; tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; tăng hiệu lực sử dụng các chất hữu cơ làm phân bón. “Rau cung cấp ra thị trường vẫn thiếu so với nhu cầu nhưng do đặc thù thời tiết, tình trạng thiếu nước vào mùa khô gây khó khăn trong sản xuất rau.

Gia đình tính toán để lắp đặt dàn dây tưới tự động nhỏ giọt nhưng đang gặp khó khăn về vốn”- anh Tuấn chia sẻ. Được biết, Phòng NN&PTNT huyện Mèo Vạc khuyến khích bằng việc hỗ trợ một phần giống và phân bón, đồng thời có chủ trương xây dựng thương hiệu rau an toàn tại vườn rau của gia đình anh Tuấn.

Thực tế sản xuất nông nghiệp tại Mèo Vạc cho thấy, địa phương nào tích cực áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế thì đời sống của bà con nông dân ngày một nâng cao.

Những chuyển biến trong ứng dụng TBKH vào sản xuất nông nghiệp ở Mèo Vạc hiện đang là động lực để huyện tiếp tục đưa mục tiêu XĐGN bền vững về đích. Đó còn là cơ sở để địa phương đẩy mạnh tuyên truyền tới bà con nông dân chủ động ứng dụng KHKT vào sản xuất.

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng diện tích cây rau màu có giá trị kinh tế cao ở cả 3 vụ: vụ Đông, vụ Xuân – hè, vụ Hè – thu. Đồng thời, đẩy mạnh việc hình thành vùng sản xuất tập trung. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa Làm Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa

Những ngày này, hơn 1,5 ha đất lúa của ông Thắng đã ngả màu vàng óng. Nước trên ruộng đang được ông chắt cạn dần. Những con ba ba đủ cỡ lần lượt bò xuống ao lắng rộng hơn 1.000 m2. Ông Thắng cho biết: “Nhờ mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi ba ba và nuôi cá mà vụ lúa nào gia đình tôi cũng thu hoạch đạt hiệu quả cao.

08/12/2014
Làm Giàu Từ Mít Nghệ Làm Giàu Từ Mít Nghệ

Bên cạnh hai cây trồng chủ lực là chè và cà phê, cây mít nghệ cũng đang là loại cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi xã nghèo Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng).

22/07/2014
Tập Huấn “Kỹ Thuật Sản Xuất Và Ương Ngao Giống” Tập Huấn “Kỹ Thuật Sản Xuất Và Ương Ngao Giống”

Tại lớp tập huấn, học viên được nghe giảng về nhiều nội dung. Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được đi tham quan Trại Sản xuất giống ngao Cồn Cống, tỉnh Tiền Giang.

08/12/2014
Mặt Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Của Lâm Đồng Không Bị Nhiễm Dư Lượng Dioxin Mặt Hàng Nông Sản Xuất Khẩu Của Lâm Đồng Không Bị Nhiễm Dư Lượng Dioxin

Trong tháng 9/2014, trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin về hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin (chất độc Màu da cam) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản nước ta, nhất là thị trường xuất khẩu trà.

08/12/2014
Trăn Trở Đầu Ra Sản Phẩm Táo Trăn Trở Đầu Ra Sản Phẩm Táo

Mặc dù thời gian “định cư” ở Ninh Thuận chưa lâu nhưng cây táo xanh đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Táo Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể. Tuy vậy, đầu ra bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường là thực tế khiến nhiều nông dân lo lắng.

22/07/2014