Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc

Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc
Ngày đăng: 14/10/2014

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

Theo tìm hiểu, mỗi vụ sản xuất, huyện Mèo Vạc gieo trồng trên 1.000 ha rau, đậu các loại. Nếu như trước đây, việc phát triển loại cây trồng này chỉ mang tính chất tự phát ở các hộ thì hiện nay, do nhu cầu của thị trường, nhất là chủ động trong áp dụng KHKT vào sản xuất đã dần hình thành nên vùng sản xuất tập trung. Trong đó, tập trung chủ yếu ở một số xã núi đất như: Tát Ngà, Niêm Sơn...

Đặc biệt, một số mô hình sản xuất rau an toàn đang được quy hoạch, mở ra một hướng đi mới hiệu quả. Đồng chí Hứa Đình Tuấn, Phó phòng NN&PTNT huyện Mèo Vạc cho biết: “Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với cách làm như hiện nay, đang tạo sự hứng khởi cho người dân tham gia. Việc hình thành từng khu vực sản xuất tập trung không chỉ tập hợp đông đảo người dân mà còn giúp cho công tác chăm sóc cũng như áp dụng TBKH được thuận lợi”.

Thăm mô hình sản xuất rau của anh Bạch Văn Tuấn ở thị trấn Mèo Vạc, không khỏi bất ngờ khi ở giữa “phố núi” lại có một mô hình rau quy mô như vậy. Với diện tích trên 1.000m2 , vườn rau của gia đình anh có nhiều loại cây như: Bắp cải, súp lơ, su hào... Do sản xuất theo hình thức gối vụ nên trong vườn nhà anh luôn đảm bảo trên mười loại rau. Bình quân mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng.

Anh Tuấn tâm sự: “Trước đây, diện tích này là của bà con xung quanh; từ năm 2011, vì nhận thấy mọi người trồng ngô năng suất đạt thấp nên gia đình đã chủ động mua lại và chuyển đổi sang trồng rau. Mới đây, được Phòng NN&PTNT huyện đầu tư hệ thống khung mái che và phối hợp thử nghiệm chế phẩm sinh học E.M. Sau một thời gian thấy hiệu quả khá rõ rệt”.

Được biết, chế phẩm E.M là chế phẩm sinh học tập hợp các loài vi sinh vật có ích như: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc... sống cộng sinh trong cùng môi trường có hiệu quả tác động, như: Bổ sung vi sinh vật cho đất; cải thiện môi trường lý, hóa, sinh đất và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất; xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải; tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; tăng hiệu lực sử dụng các chất hữu cơ làm phân bón. “Rau cung cấp ra thị trường vẫn thiếu so với nhu cầu nhưng do đặc thù thời tiết, tình trạng thiếu nước vào mùa khô gây khó khăn trong sản xuất rau.

Gia đình tính toán để lắp đặt dàn dây tưới tự động nhỏ giọt nhưng đang gặp khó khăn về vốn”- anh Tuấn chia sẻ. Được biết, Phòng NN&PTNT huyện Mèo Vạc khuyến khích bằng việc hỗ trợ một phần giống và phân bón, đồng thời có chủ trương xây dựng thương hiệu rau an toàn tại vườn rau của gia đình anh Tuấn.

Thực tế sản xuất nông nghiệp tại Mèo Vạc cho thấy, địa phương nào tích cực áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế thì đời sống của bà con nông dân ngày một nâng cao.

Những chuyển biến trong ứng dụng TBKH vào sản xuất nông nghiệp ở Mèo Vạc hiện đang là động lực để huyện tiếp tục đưa mục tiêu XĐGN bền vững về đích. Đó còn là cơ sở để địa phương đẩy mạnh tuyên truyền tới bà con nông dân chủ động ứng dụng KHKT vào sản xuất.

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng diện tích cây rau màu có giá trị kinh tế cao ở cả 3 vụ: vụ Đông, vụ Xuân – hè, vụ Hè – thu. Đồng thời, đẩy mạnh việc hình thành vùng sản xuất tập trung. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Thừa Thiên Huế Cứu Nguồn Lợi Thủy Sản Thừa Thiên Huế Cứu Nguồn Lợi Thủy Sản

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, nạn đánh bắt mang tính hủy diệt NLTS vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai diễn ra khá phức tạp. Trên 50 vụ vi phạm được phát hiện, xử lý từ đầu năm đến nay, tịch thu và tiêu hủy 250 cheo lừ xếp mắt lưới nhỏ, 50 bộ kích điện, xử phạt hành chính trên 140 triệu đồng là con số đáng báo động.

09/11/2014
Được Và Chưa Được Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Chè Được Và Chưa Được Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Chè

Diện tích chè của Hà Giang hiện có 20.305 ha, diện tích cho thu hoạch 16.932 ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt trên 57.598 tấn. Ngành chè đã và đang mang lại đời sống, thu nhập cho hàng chục NGHÌN đồng bào. Tuy nhiên, khảo sát thực tiễn cho thấy đời sống của người làm chè hiện nay vẫn còn thấp, các mối liên kết còn bấp bênh. Rất cần một “cú hích” để ngành chè phát triển đúng với tiềm năng.

11/11/2014
Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Bền Vững Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Bền Vững

Tại hội nghị, tiến sỹ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi nhuyễn thể nói riêng đạt hiệu quả kinh tế cao phụ thuộc vào nguồn giống tốt và khoa học kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các tỉnh phía Bắc trong nuôi nhuyễn thể là nguồn giống trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu con giống của ngư dân, phần còn lại phải nhập giống chủ yếu từ Trung Quốc nên khó kiểm soát chất lượng con giống.

09/11/2014
Ca Cao Đạt Giá Cao Ca Cao Đạt Giá Cao

Hiện giá ca cao tươi bán tại vườn đạt hơn 5.000 đồng/kg, hạt khô có giá 56.000 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, diện tích cây ca cao cho thu hoạch trong tỉnh hiện khoảng 1.000ha, năng suất bình quân khoảng 10 tấn hạt tươi/ha, tăng 20% so với cùng kỳ.

11/11/2014
Lệ Thủy (Quảng Bình) Được Mùa Ruốc Biển Lệ Thủy (Quảng Bình) Được Mùa Ruốc Biển

Mặc dù không phải là nghề chính, thế nhưng mùa ruốc biển (còn gọi là khuyết) năm nay, ngư dân các vùng bãi ngang Lệ Thủy (Quảng Bình) được cả mùa lẫn giá khiến cho nhiều người vô cùng phấn khởi. Khai thác ruốc biển đã mang lại khoản thu nhập không hề nhỏ cho những ngư dân nơi đây.

09/11/2014