Chuyển 1.750 ha đất trồng sắn sang trồng quế

Theo thống kê, đến đầu năm 2013, trên địa bàn huyện Bảo Yên có 2.900 ha sắn.
Nhận thấy, trồng sắn không đem lại hiệu quả kinh tế và làm đất bạc màu, huyện Bảo Yên đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với UBND các xã, các chủ rừng tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, chuyển trồng sắn sang trồng rừng kinh tế.
Chăm sóc cây giống lâm nghiệp.
Cùng với đó, UBND huyện có văn bản chỉ đạo, nếu các hộ sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp để trồng sắn thì sẽ thu hồi và chuyển giao cho các hộ có nhu cầu trồng rừng sản xuất.
Đồng thời, huyện hỗ trợ 100% giống cây lâm nghiệp và một phần phân bón lót cho các hộ chuyển từ trồng sắn sang trồng rừng sản xuất.
Sau 3 năm triển khai (2013 – 2015), huyện Bảo Yên đã chuyển được 1.750 ha đất trồng sắn sang trồng rừng sản xuất.
Huyện Bảo Yên chỉ đạo chỉ để lại 700 ha là đất vườn của các hộ dân để trồng sắn, làm thức ăn cho chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, tình trạng nông, thủy sản XK của Việt Nam bị trả về được đánh giá khá nguy cấp. Bên cạnh nguyên nhân như sai bao bì, quy cách đóng gói, các sản phẩm còn bị thị trường NK chối từ do không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định.

Gần đây, tại cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng hoa quả tươi Trung Quốc làm thủ tục thông quan rất nhiều, trung bình có từ 500 đến 600 tấn cam, lê, táo, dưa nhập khẩu mỗi ngày. Nhiều loại trái vụ xâm nhập thị trường trong nước, nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao.

Từ ngày 3-11, UBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, giám sát việc cấm nhập khoai tây Trung Quốc (TQ) vào chợ nông sản Đà Lạt (NSĐL). Đến sáng 5-11, tổ đã phát hiện một người chở khoảng 150 kg khoai tây TQ vào chợ.

Các cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 1 tấn gà hết hạn sử dụng, được một chủ cơ sở mua lại tận dụng cho cá ăn và bán cho người tiêu dùng.

Những trái xoài tươi Cát Chu của Việt Nam đã chính thức được bày bán lần đầu tiên tại siêu thị Aeon ở tỉnh Chiba, Nhật Bản.