Chuyển 1.750 ha đất trồng sắn sang trồng quế

Theo thống kê, đến đầu năm 2013, trên địa bàn huyện Bảo Yên có 2.900 ha sắn.
Nhận thấy, trồng sắn không đem lại hiệu quả kinh tế và làm đất bạc màu, huyện Bảo Yên đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với UBND các xã, các chủ rừng tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, chuyển trồng sắn sang trồng rừng kinh tế.
Chăm sóc cây giống lâm nghiệp.
Cùng với đó, UBND huyện có văn bản chỉ đạo, nếu các hộ sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp để trồng sắn thì sẽ thu hồi và chuyển giao cho các hộ có nhu cầu trồng rừng sản xuất.
Đồng thời, huyện hỗ trợ 100% giống cây lâm nghiệp và một phần phân bón lót cho các hộ chuyển từ trồng sắn sang trồng rừng sản xuất.
Sau 3 năm triển khai (2013 – 2015), huyện Bảo Yên đã chuyển được 1.750 ha đất trồng sắn sang trồng rừng sản xuất.
Huyện Bảo Yên chỉ đạo chỉ để lại 700 ha là đất vườn của các hộ dân để trồng sắn, làm thức ăn cho chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trại nuôi cút của ông Nông sát lưng núi, ẩn mình dưới rừng keo lá tràm, cách nhà ở chừng trăm mét. Trong ngôi nhà rộng, hàng chục chuồng nuôi cút xếp từng dãy.

Một trong số những trái cây giúp nông dân đổi đời, thu tiền tỷ mỗi năm ở tỉnh này là mít Thái lá bàng.

Một khu du lịch sinh thái tại Bến Tre đang thử nghiệm trồng cà chua bi Australia trong nhà kính "siêu sạch" được khách thích thú đặt mua với giá 70.000 đồng một

Trang trại vịt của vợ chồng bà Kiềng có hơn 11.000 con vịt, mỗi ngày cho hơn 10.000 trứng vịt sạch cung ứng cho thị trường TP.HCM với giá 1.700 đồng/trứng

Với bản tính thích khám phá, chinh phục và làm cho cuộc sống của mình no ấm hơn, nhiều nông dân (ND) miền Tây đã làm nên những “kỳ tích” nông nghiệp